Trạm đổ bộ Ấn Độ chuẩn bị đáp xuống Mặt trăng

Trạm Vikram tách khỏi tàu vũ trụ Chandrayaan-2 lúc 14h45 chiều 2/9 (giờ Hà Nội), chuẩn bị hạ cánh xuống gần cực nam Mặt Trăng.

Tàu Chandrayaan-2 sẽ tiếp tục bay quanh Mặt Trăng khoảng một năm. Trong khi đó, Vikram dự kiến đáp xuống Mặt Trăng lúc 3h25 ngày 7/9 (giờ Hà Nội) với quá trình giảm dần năng lượng kéo dài 15 phút. Điểm hạ cánh là vùng đất bằng phẳng giữa hai hố trũng, gần cực nam nhất so với các tàu vũ trụ trước đó. Nếu thành công, sự kiện sẽ đánh dấu lần hạ cánh đầu tiên của Ấn Độ trên Mặt Trăng, đồng thời đưa Ấn Độ trở thành nước thứ 4 sau Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, làm được điều này.


Trạm đổ bộ Vikram tách khỏi tàu vũ trụ Chandrayaan-2 hôm 2/9. (Ảnh: Space).

"Mọi hệ thống của tàu Chandrayaan-2 và trạm đổ bộ đều hoạt động tốt", đại diện Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết. Cả hai đang bay đúng quỹ đạo của mình.

Tàu Chandrayaan-2 phóng lên không gian từ tháng 7 và tiến vào quỹ đạo Mặt Trăng hôm 20/8. Từ đó đến nay, chuyên viên kiểm soát tại ISRO đã thực hiện nhiều điều chỉnh nhằm đảm bảo con tàu đi đúng hướng. Chandrayaan-2 mang theo nhiều thiết bị khoa học, trong đó có hai camera và dụng cụ để xác định các nguyên tố của đất Mặt Trăng, tính toán lượng nước đóng băng, đo lượng tia X Mặt Trời phát ra.

Vikram sẽ hạ cánh vào đầu ngày để thu thập nhiều dữ liệu trước khi ban đêm lạnh giá ập xuống, buộc nó dừng hoạt động. Trạm đổ bộ được trang bị dụng cụ nghiên cứu tầng điện ly, nhiệt độ trên bề mặt Mặt Trăng và động đất. Vikram cũng mang theo thiết bị phản xạ laser để các nhà khoa học đo khoảng cách từ Trái Đất đến địa điểm cụ thể trên Mặt Trăng, kể cả khi trạm đổ bộ hết năng lượng.

Xe thám hiểm Pragyan nặng 27 kg được đặt bên trong Vikram, sẽ ra ngoài sau khi trạm hạ cánh khoảng 4 tiếng. Chiếc xe mang theo các thiết bị giúp phân tích mẫu khoáng vật gần điểm tiếp đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News