Tàu thăm dò Mặt trăng của Ấn Độ gửi hình ảnh đầu tiên về Trái đất
Các hình ảnh được thiết bị đổ bộ Vikram ghi lại qua ống kính Camera LI4 trang bị trên tàu Chandrayaan-2 của Ấn Độ vào ngày 3/8.
Tàu thăm dò Mặt Trăng 2 của Ấn Độ có tên Chandrayaan-2 đã gửi những hình ảnh đầu tiên về Trái Đất sau khi được phóng lên không gian ngày 22/7 vừa qua.
Theo thông báo ngày 4/8 của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO), tàu Chandrayaan-2 đã gửi về Trái Đất một bộ gồm 5 bức ảnh về địa cầu.
Hình ảnh được tàu Chandrayaan-2 gửi về. (Nguồn: The Weather Channel).
Các hình ảnh được thiết bị đổ bộ Vikram ghi lại qua ống kính Camera LI4 trang bị trên tàu Chandrayaan-2 vào ngày 3/8.
ISRO cho biết thêm sau khi được phóng vào không gian, đến nay, Chandrayaan-2 đã hoàn tất 4 vòng bay quanh Trái Đất. Vòng bay thứ 5 và cũng là vòng bay sau cùng dự kiến sẽ được hoàn tất vào ngày 6/8.
Theo kế hoạch, đầu tháng 9 tới, thiết bị đổ bộ và thiết bị tự hành mà tàu Chandrayaan-2 mang theo sẽ đổ bộ xuống gần vùng cực Nam chưa được khám phá của Mặt Trăng.
Nếu thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Nga và Trung Quốc thực hiện hạ cánh mềm và triển khai thành công thiết bị tự hành trên bề mặt Mặt Trăng.
Với tổng giá trị đầu tư lên tới gần 150 triệu USD, tàu Chandrayaan-2 có nhiệm vụ phân tích khoáng vật, lập bản đồ bề mặt và tìm kiếm nước trên Mặt Trăng.
Ấn Độ đã phóng tàu vũ trụ Chandrayaan-1 bay quanh Mặt Trăng vào năm 2008 và đã xác nhận sự tồn tại của nước trên hành tinh này.
Năm 2013-2014, Ấn Độ đã phóng 1 vệ tinh bay quanh quỹ đạo sao Hỏa. Sau sứ mệnh của tàu Chandrayaan-2, Ấn Độ sẽ tiếp tục thực hiện chuyến bay đầu tiên lên vũ trụ có người điều khiển vào năm 2022.
Đến năm 2030, nước này sẽ triển khai một trạm vũ trụ riêng. Đây là lộ trình của Ấn Độ trong công cuộc chinh phục không gian.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
