Trạm vũ trụ dưới mặt đất đầu tiên của Trung Quốc
Cơ sở mới với khả năng mô phỏng 9 loại yếu tố môi trường trạm vũ trụ cho phép tiến hành nhiều thí nghiệm không gian ngay tại Trái đất.
(Video: CGTN)
Cơ sở hạ tầng Nghiên cứu và Mô phỏng Môi trường Vũ trụ (SESRI), được mệnh danh là trạm vũ trụ mặt đất đầu tiên của Trung Quốc, vượt qua quá trình đánh giá nghiệm thu tại Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc, hôm 27/2.
"Thành tựu này đồng nghĩa rằng nhiều thí nghiệm trước đây phải được thực hiện ngoài không gian giờ có thể diễn ra ngay trên mặt đất", Li Liyi, người đứng đầu Viện nghiên cứu môi trường vũ trụ và khoa học vật liệu thuộc Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (HIT), cho biết.
Trạm vũ trụ mặt đất do HIT và Tập đoàn Công nghệ và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc hợp tác xây dựng. Trong khu xây dựng, có 4 tòa nhà thí nghiệm gồm: môi trường vũ trụ toàn diện, khoa học plasma vũ trụ, khoa học môi trường từ tính vũ trụ và nơi nhân giống động vật.
Theo kế hoạch, trạm vũ trụ mặt đất có thể mô phỏng 9 loại yếu tố môi trường vũ trụ như chân không, nhiệt độ cao và thấp, các hạt mang điện, bức xạ điện từ, bụi không gian, plasma, từ trường yếu, khí trung tính và vi trọng lực. Trạm có thể giúp lý giải cơ chế và luật tác động của môi trường vũ trụ lên các vật liệu, thiết bị, hệ thống, thậm chí sinh vật sống.
Trạm vũ trụ mặt đất do Trung Quốc xây dựng.
So với việc đưa thiết bị và dụng cụ lên không gian, trạm vũ trụ mặt đất giúp tiết kiệm chi phí, giảm nguy hiểm, đồng thời cung cấp khả năng kiểm soát những yếu tố môi trường nhất định dựa trên các yêu cầu khoa học kỹ thuật. Điều này cho phép lặp lại các nghiên cứu nhiều lần mà không bị giới hạn về thời gian hay không gian.
Trạm vũ trụ mặt đất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi và nâng cấp ngành công nghiệp, đào tạo nhân tài cao cấp ở Trung Quốc, theo Han Jiecai, học giả của Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Trong tương lai, HIT sẽ liên tục tối ưu hóa các chỉ số kỹ thuật, nâng cao trình độ khoa học của trạm để đóng góp cho quá trình Trung Quốc trở thành một siêu cường vũ trụ.
Tính đến tháng 6/2023, nhiều nhà khoa học Trung Quốc và quốc tế cạnh tranh để đăng ký sử dụng trạm vũ trụ mặt đất cho các thí nghiệm khoa học. Hơn 110 tổ chức đã ký hợp đồng, bao gồm hơn 30 quốc gia và khu vực.

Arab Saudi xây nhà chọc trời nằm ngang dài 120km
Arab Saudi lên kế hoạch xây dựng Mirror Line, hai tòa nhà chọc trời song song trải dài 120km, cắt ngang bờ biển, núi và sa mạc với chi phí lên tới 1.000 tỷ USD.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Trung Quốc chi 14,8 tỷ USD xây tòa nhà cao kỷ lục nhưng lại bị nói là "không có thực"
Hóa ra yếu tố gây ấn tượng với người xem không phải chiều cao nổi trội của tòa nhà mà là cảm giác không có thực mà nó mang lại.

Đền Athèna và quần thể kiến trúc Acropole
Acropole là tên gọi của những quần thể công trình đền đài, tường thành, xây dựng trên những khu đồi cao, dùng vào mục đích lễ nghi hay tôn giáo. Khi ta dùng chữ Acropole với chữ A viết hoa ở đầu dó có nghĩa là Acropole ở Athènes

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.
