Trạm Vũ trụ Quốc tế được sửa trong đêm Giáng sinh

Hai nhà du hành chuẩn bị bước ra ngoài không gian trong đêm Giáng sinh để sửa chữa hệ thống làm mát bị hỏng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

>>> NASA khẩn cấp sửa chữa ISS

Lần đi bộ ra ngoài không gian dự kiến bắt đầu vào 7h10 sáng hôm 24/12 theo giờ Washington (19h10 theo giờ Hà Nội), AFP cho biết. Đây là lần thứ hai các nhà du hành ra ngoài ISS để thay thế ống bơm amoniac bị hỏng van hôm 11/12.

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hai nhà du hành Rick Mastracchio, 53 tuổi, và Mike Hopkins, 44 tuổi, sẽ lấy hệ thống bơm dự trữ ở bên ngoài và lắp đặt vào khoảng trống hiện tại để khôi phục hoàn toàn hệ thống làm mát cho trạm ISS. Đây là lần ra ngoài không gian thứ hai trong sự nghiệp của Hopkins và thứ 8 đối với Mastracchio.


Hình ảnh Hopkins và Mastracchio trong lần ra ngoài không gian hôm 21/12. (Ảnh: AFP/NASA)

Kỹ sư hàng không Koichi Wakata của Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản sẽ điều khiển cánh tay robot dài 15 m, di chuyển Hopkins và ống bơm mới từ nơi lưu trữ tới nơi cần lắp đặt.

"Sau khi họ hoàn thành 5 kết nối với hệ thống điện, 4 kết nối với hệ thống chất lỏng và kích hoạt bơm, hoạt động hệ thống làm mát của ISS sẽ được khôi phục hoàn toàn", NASA cho biết. "Nếu công việc trong lần này diễn ra như mong đợi, quá trình thay thế bơm sẽ hoàn thành chỉ trong hai lần đi bộ ra không gian".

Hai nhà du hành thực hiện lần ra ngoài đầu tiên vào hôm 21/12 với nhiệm vụ ngắt kết nối và tháo dỡ chiếc bơm hỏng. Họ đã hoàn thành công việc của hai ngày chỉ trong một lần ra ngoài dài 5 giờ rưỡi.

Tuy nhiên, bộ đồ vũ trụ của Mastracchio xảy ra trục trặc, làm xuất hiện lo ngại về khả năng đảm bảo an toàn cho phi hành gia. Những người điều hành ISS quyết định sử dụng bộ đồ dự trữ cho lần này và mất thêm một ngày để chuẩn bị. Do đó, lần ra ngoài không gian thứ hai bị chậm lại một ngày so với kế hoạch.

Lần gần đây nhất các phi hành gia làm việc ngoài vũ trụ vào đêm Giáng sinh diễn ra cách đây 14 năm. Khi đó, tàu con thoi Discovery chở theo hai phi hành gia Steve Smith và John Grunsfeld tới trạm ISS để nâng cấp và lắp đặt lớp cách nhiệt mới cho Kính viễn vọng không gian Hubble.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News