Trận siêu lũ chia cắt nước Anh khỏi châu Âu

Các nhà khoa học xác định quá trình dải đất mỏng nối liền nước Anh cổ đại với châu Âu bị phá hủy trong một trận lũ lớn diễn ra cách đây gần nửa triệu năm.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Hoàng gia London phát hiện những dấu tích đặc biệt dưới đáy eo biển Manche, cho thấy một trận lũ cực lớn cách đây hàng trăm triệu năm đã phá hủy dải đất nối liền Anh với châu Âu, tạo nên eo biển Dover ngày nay, theo BBC.

"Đây là một trong những sự kiện quan trọng định hình vùng tây bắc nước Pháp và cả lịch sử nước Anh. Nếu sự kiện địa chất mang tính tình cờ này không xảy ra, nước Anh sẽ gắn liền với lục địa châu Âu", giáo sư Sanjeev Gupta, viết trong nghiên cứu công bố hôm 5/4 trên tạp chí Nature Communications.

Cách đây hơn nửa triệu năm, ở giữa kỷ Băng hà, một dải đất nối Dover ở miền nam nước Anh với Calais ở miền bắc nước Pháp. Ở phía bắc dải đất là một hồ băng khổng lồ, hình thành ở mép thềm băng bao phủ phần châu Âu. Nhóm nghiên cứu tin rằng khi hồ này bắt đầu tràn bờ, một lượng nước lớn đã ồ ạt chảy qua dải đất.

Trận siêu lũ chia cắt nước Anh khỏi châu Âu
Dải đất nối liền Anh với châu Âu ở kỷ Băng hà. (Ảnh: Đại học Hoàng gia London).

Nhiều thập kỷ trước, các kỹ sư khảo sát đáy eo biển Manche cho công trình đường hầm Channel Tunnel phát hiện một loạt hố lớn bí ẩn ở dưới đáy biển. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra chúng nhiều khả năng là kết quả của sự kiện nước hồ chảy tràn gây ra.

"Những hố này giờ đây chứa đầy trầm tích, nhưng điều thú vị là chúng không có những đặc điểm liên quan như hẻm hoặc thung lũng. Chúng là những vùng lõm biệt lập. Các hố kéo dài thành một đường chạy giữa Dover và Calais. Chúng có kích thước khổng lồ, ăn sâu 100m vào tầng đá gốc với đường kính từ vài trăm mét đến vài kilomet", giáo sư Gupta cho biết.

"Chúng tôi nghĩ đây là những hồ sâu cực lớn. Về cơ bản, nước hồ xói sâu qua dải đá ở eo biển Dover qua một loạt thác nước, sau đó xói mòn và khoét vào vùng lõm. Địa hình này rất khó để giải thích bằng bất kỳ cơ chế nào khác", giáo sư Gupta giải thích.

Theo nhóm nghiên cứu, hồ nước bắt đầu bị tràn cách đây khoảng 450.000 năm, khiến dải đất yếu đi nghiêm trọng. Sự kiện thảm họa thứ hai là trận lụt xảy ra cách đây 150.000 năm phá hủy hoàn toàn dải đất. "Chúng tôi phát hiện thung lũng bên dưới eo biển, rộng khoảng 8-10km, cùng nhiều đặc trưng là dấu tích của quá trình xói mòn do lũ lụt gây ra", giáo sư Gupta nói.

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn tới hai sự kiện nêu trên. "Có thể một phần thềm băng vỡ ra, sụp đổ xuống hồ, dẫn tới nước hồ bị tràn ra ngoài, đồng thời tạo ra một đường dẫn nước chảy xuống dải đất. Việc dải đất bị vỡ có thể do rung chấn dưới lòng đất, kéo theo trận siêu lũ", Jenny Collier ở Đại học Hoàng gia London, đồng tác giả nghiên cứu, suy đoán.

Các nhà nghiên cứu dự định tìm ra mốc thời gian chính xác của sự kiện bằng cách khoan dưới đáy eo biển Dover và phân tích niên đại trầm tích, tuy nhiệm vụ này rất khó thực hiện do mật độ tàu thuyền đi qua eo biển Manche cùng với thủy triều mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Tìm thấy “nấc thang lên thiên đường” tại Anh

Tìm thấy “nấc thang lên thiên đường” tại Anh

Tưởng chừng những bậc thang dẫn tới thiên đường chỉ có trong giấc mơ, thế nhưng có lẽ không phải vậy.

Đăng ngày: 07/04/2017
Đến năm 2050, khoảng 350 triệu người chết mỗi năm do biến đổi khí hậu

Đến năm 2050, khoảng 350 triệu người chết mỗi năm do biến đổi khí hậu

Dự đoán đến năm 2050, có khoảng 350 triệu người sống trong các thành phố lớn có thể bị chết vì stress nhiệt (gánh nặng nhiệt) mỗi năm.

Đăng ngày: 31/03/2017
Hôm nay, không khí lạnh đổ bộ, khắp miền Bắc mưa to và rét

Hôm nay, không khí lạnh đổ bộ, khắp miền Bắc mưa to và rét

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bộ phận không khí lạnh đang tiến gần đến vùng biên giới phía Bắc của nước ta.

Đăng ngày: 31/03/2017
Đón đợt không khí lạnh mới, miền Bắc trời chuyển rét từ chiều mai

Đón đợt không khí lạnh mới, miền Bắc trời chuyển rét từ chiều mai

Hà Nội từ đêm ngày mai trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 16-18 độ C. Vùng núi Bắc bộ nhiệt độ từ 13-16 độC, vùng núi cao dưới 10 độ C.

Đăng ngày: 30/03/2017
Siêu bão nhiệt đới Debbie đổ bộ Australia, sóng biển cao hơn 2m

Siêu bão nhiệt đới Debbie đổ bộ Australia, sóng biển cao hơn 2m

Theo phóng viên tại Sydney, sáng 28/3, cơn siêu bão nhiệt đới Debbie đã bắt đầu đổ bộ dọc theo phía bắc bờ biển bang Queensland, Đông Bắc Australia.

Đăng ngày: 28/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News