Trăng hải ly - "siêu trăng" cuối cùng của năm 2024
"Siêu trăng" thứ tư và cũng là cuối cùng của năm 2024 sẽ sáng 100% vào thứ sáu ngày 15/11, nhưng thời điểm đẹp nhất để ngắm nó từ Bắc Mỹ là khi nó mọc ở phía đông vào ngày 16/11.
Trăng tròn tháng 11 thường được gọi là Trăng hải ly vì loài hải ly thường xây đập mùa đông vào thời điểm này trong năm ở vùng đông bắc nước Mỹ, theo timeanddate.com. Nó cũng được gọi là Trăng băng giá và Trăng tuyết ở Bắc Mỹ vì lục địa này đang sắp bước vào mùa đông và nhiệt độ lạnh hơn.
Trăng hải ly mọc trên bầu trời Ý vào tháng 11 năm 2022 (Ảnh: Getty Images).
Trăng hải ly năm nay là kỳ trăng cuối cùng trong bốn lần siêu trăng của năm 2024, sau Trăng cá tầm tháng 8, Trăng thu hoạch tháng 9 và Trăng thợ săn tháng 10.
Siêu trăng là hệ quả của quỹ đạo hình elip của mặt trăng, nghĩa là mặt trăng đạt đến điểm gần nhất với Trái đất, được gọi là cận điểm, vào một thời điểm khác nhau mỗi tháng. Khi trăng tròn nằm trong phạm vi 90% cận điểm, thì đó là siêu trăng.
Mặc dù trăng tròn chính thức vào ngày 15/11, trăng tròn được quan sát tốt nhất khi nó mọc ở phía đông vào lúc chạng vạng sớm, ngay sau khi mặt trời lặn ở phía tây.
Điều này không xảy ra vào ngày 15/11 ở Bắc Mỹ, nơi trăng tròn đáng kể trước khi mặt trời lặn. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để ngắm siêu trăng là lúc trăng mọc vào thứ Bảy ngày 16/11, tức là khoảng 20 đến 30 phút sau khi mặt trời lặn trên khắp lục địa.
Mặt trăng hải ly vào đêm ngày 15/11, cụm sao mở Pleiades lấp lánh, còn được gọi là “Seven Sister” ("Bảy chị em"), sẽ ở phía dưới bên trái của nó. Vào ngày 16/11, Pleiades lại ở phía trên bên phải của mặt trăng.
Bạn có thể ngắm trăng tròn bằng mắt thường, nhưng nếu khi trăng lên, bạn dùng ống nhòm hoặc kính thiên văn ngắm sao có thể giúp tiết lộ các chi tiết trên bề mặt Mặt Trăng mà mắt thường không nhìn thấy được. Khi trăng tròn lên, độ chói của nó tăng lên đáng kể, vì vậy sẽ khó có thể nhìn thấy trực tiếp.

Một ngày trên Mặt trăng bằng bao nhiêu ngày ở Trái đất?
Theo tính toán của các nhà thiên văn học, khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng là khoảng 384.000km. Vậy 1 ngày trên Mặt trăng sẽ bằng bao nhiêu ngày ở Trái đất?

"Chiến tướng" của NASA đã chụp được nơi sự sống bắt đầu?
Kính viễn vọng không gian James Webb đã lập kỷ lục mới khi quan sát và thu thập được các chỉ số đáng ngạc nhiên về lớp băng lạnh ở nơi cực sâu của đám mây phân tử Chameleon I.

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu phát hiện hai siêu hố đen gần nhau chưa từng thấy
Hố đen là một đối tượng thiên văn học rất đáng sợ và không thể quan sát trực tiếp, nhưng chúng có thể được phát hiện bằng các giải pháp vật lý khác.

Hành tinh khác ẩn trong lòng Trái đất, làm lục địa dịch chuyển
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra bằng chứng cho thấy tàn tích một hành tinh khác bên trong Trái Đất đã thúc đẩy quá trình kiến tạo mảng.

Sự tiến hóa của lõi Trái đất đã hồi sinh "lớp khiên" bảo vệ hành tinh
Trái Đất đã có thời điểm gần như mất đi "tấm khiên" từ trường, bảo vệ sự sống trên hành tinh của chúng ta, song nó đã được hồi sinh đúng lúc, trước vụ nổ kỷ Cambri.

Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?
Một nhóm các nhà vật lý quyết định ước tính xem chúng ta mất bao nhiêu thời gian để đến được các hệ sao khác trong Dải Ngân hà bằng các tàu vũ trụ hiện có.
