"Trăng máu hải ly" sắp tái xuất: Quan sát từ Việt Nam như thế nào?

Trăng máu hải ly từng xuất hiện vào năm 2021 sẽ xuất hiện một lần nữa trên bầu trời đêm tháng 11. Người dân miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ quan sát trăng máu khác nhau một chút.

Trăng máu sẽ diễn ra vào đêm trăng tròn tháng 11, tức đêm 8-11 theo giờ Việt Nam. Theo cách gọi của các nước phương Tây, trăng tháng 11 còn được gọi là "trăng hải ly", tạo nên một khung cảnh "trăng máu hải ly" kỳ ảo.

Theo tờ Space, "trăng máu hải ly" có thể nhìn thấy ở nhiều quốc gia châu Mỹ, châu Á, châu Âu và châu Đại Dương, với vùng tâm điểm chếch về phía cực Bắc.

Trăng máu hải ly sắp tái xuất: Quan sát từ Việt Nam như thế nào?
Các giai đoạn của nguyệt thực - (Ảnh: NPR)

Theo định vị của Time and Date tại Việt Nam, các tỉnh phía Bắc và một phần miền Trung sẽ quan sát trăng máu ở cấp độ thứ 3, với toàn bộ quá trình là nguyệt thực toàn phần. Trong khi đó khu vực Nam Trung Bộ - Nam Bộ sẽ quan sát ở cấp độ thứ tư, bao gồm một giai đoạn toàn phần và một giai đoạn nguyệt thực một phần.

Trăng máu hải ly sắp tái xuất: Quan sát từ Việt Nam như thế nào?
Vùng quan sát nguyệt thực: màu càng đậm thời gian quan sát càng dài và nhiều giai đoạn - (Ảnh: TIME AND DATE)

Định vị tại TP HCM cho thấy người dân sẽ bắt đầu quan sát trăng máu hải ly ngay điểm cực đại của giai đoạn toàn phần vào lúc 17 giờ 59 phút ngày 8-11 (giờ Việt Nam), giai đoạn nguyệt thực một phần từ 18 giờ 41 phút đến 19 giờ 49 phút và giai đoạn nguyệt thực nửa tối (mặt trăng hơi đen lại vì bóng của Trái đất) từ 19 giờ 49 phút đến 20 giờ 56 phút.

Trong khi đó người dân ở Hà Nội sẽ quan sát trăng máu hải ly toàn vẹn từ 17 giờ 16 phút tối 8-11, đạt cực đại vào lúc 17 giờ 59 phút. Mặt trăng sẽ chuyển qua giai đoạn nguyệt thực một phần và nguyệt thực nửa tối cùng thời điểm mà người quan sát từ TP HCM trông thấy.

Như vậy chúng ta khá may mắn khi có thể quan sát trăng máu trọn vẹn nhất ngay vào thời điểm hoàng hôn, nơi các yếu tố quang học trong bầu khí quyển tạo nên "ảo ảnh mặt trăng", khiến trăng to và huyền ảo hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Module phòng thí nghiệm Mộng Thiên cập bến trạm vũ trụ Thiên Cung

Module phòng thí nghiệm Mộng Thiên cập bến trạm vũ trụ Thiên Cung

Module phòng thí nghiệm Mộng Thiên, thành phần chính cuối cùng của trạm vũ trụ Trung Quốc, đã ghép nối thành công với module Thiên Hòa vào sáng nay.

Đăng ngày: 02/11/2022
Con người sẽ chết thế nào khi đến thăm các hành tinh khác?

Con người sẽ chết thế nào khi đến thăm các hành tinh khác?

Con người cần oxy để thở. Nếu không đủ oxy ở bất kỳ nơi nào trong Hệ Mặt trời, cái chết đến nhanh chóng.

Đăng ngày: 02/11/2022
Nghiên cứu cho thấy canxi có thể là nguyên tố nặng nhất chứa trong các hành tinh

Nghiên cứu cho thấy canxi có thể là nguyên tố nặng nhất chứa trong các hành tinh

Sau vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13.8 tỉ năm chỉ có hydro, heli và lithium được tạo ra. Tất cả các nguyên tố nặng hơn đều được hình thành nhiều năm sau trong các ngôi sao.

Đăng ngày: 02/11/2022
Hệ Mặt trời có thể chứa 4 tỷ tỷ tàu ngoài hành tinh

Hệ Mặt trời có thể chứa 4 tỷ tỷ tàu ngoài hành tinh

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard ước tính số lượng tàu ngoài hành tinh có thể tồn tại dựa vào tốc độ phát hiện các vật thể liên sao.

Đăng ngày: 02/11/2022
Phát hiện

Phát hiện "sát thủ hành tinh" ngoại cỡ, có khả năng va chạm Trái đất

Trong ánh sáng chói lòa của Mặt trời, các nhà khoa học đã phát hiện ra tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm lớn nhất từ trước đến nay và đặt cho nó biệt danh sát thủ hành tinh.

Đăng ngày: 01/11/2022
Kính viễn vọng James Webb phát hiện thiên hà nhỏ nhất bên ngoài Dải Ngân hà

Kính viễn vọng James Webb phát hiện thiên hà nhỏ nhất bên ngoài Dải Ngân hà

Kính viễn vọng James Webb vừa phát hiện thiên hà nhỏ nhất bên ngoài Dải Ngân hà, cùng ngôi sao khổng lồ chưa từng được tìm thấy trước đây.

Đăng ngày: 01/11/2022
Trung Quốc phóng module cuối cùng của trạm Thiên Cung

Trung Quốc phóng module cuối cùng của trạm Thiên Cung

Trung Quốc phóng thành công module Mộng Thiên hôm qua, tiến gần đến hoàn thành xây dựng trạm vũ trụ trên quỹ đạo Trái Đất.

Đăng ngày: 01/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News