Tranh cãi không thôi về quái vật Tully 300 triệu năm tuổi

Tất cả nghiên cứu trước đây về quái vật Tully vừa bị phủ nhận. Người ta không xác định được nó thuộc loài nào.

Không ai thực sự biết quái vật Tully là gì. Nó có thể là một loài mực, hoặc giống một con cá mút đá. Nó có một cái gọng kỳ lạ, mọc trên một xúc tu hoặc móng vuốt. Người ta cũng không xác định được đó có phải là miệng hay không.

Việc phân loại hài cốt hóa thạch 300 triệu năm tuổi chưa bao giờ dễ dàng. Năm 2016, các nhà nghiên cứu phân tích kỹ cấu trúc mắt của quái vật Tully đã kết luận sắc tố của nó có nhiều điểm tương đồng với cá, hơn là ốc hay mực.

Tranh cãi không thôi về quái vật Tully 300 triệu năm tuổi
Đây được xem là chân dung của quái vật Tully.

Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cork của Ireland và Đại học Y Fujita (Nhật Bản) đã phân tích các sắc tố trong mắt của động vật chân đầu hiện đại và một số loài cá để xác định lại. Kết quả là, bất cứ thứ gì khoa học từng kết luận về quái vật Tully đều không chính xác.

Hòn đá tạo ra sự tranh cãi không thôi này được đào lên bởi một thợ săn hóa thạch nghiệp dư tên là Francis Tully vào năm 1955. Hóa thạch đó thực sự kỳ lạ. Nó không có phần xương rõ ràng, cuống mắt cứng ngắc nhô ra từ 2 bên cũng như cái mõm bị xoắn đặt trên một móng vuốt.

Trong nửa thế kỷ, các nhà cổ sinh vật học đã tự hỏi đặt quái vật Tully vào đâu trong cây sự sống.

Năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Đại học Yale tuyên bố cấu trúc giống ruột trong hóa thạch Tully thực sự là một notochord (xương sống nguyên thủy). Sau đó khi nghiên cứu về mắt, họ xác định trong đó có sự hiện diện của các khối sắc tố nhỏ của melanin được gọi là melanosome.

Động vật không xương sống như mực được cho là dựa vào các chất khác, chẳng hạn ommochrom hoặc pterin để sàng lọc sắc tố. Do đó, họ khẳng định quái vật Tully giống cá hơn là mực.

Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu xem xét kỹ hóa thạch quái vật Tully mới đây, họ thấy melanosome của nó chứa lượng kẽm thấp hơn so với mắt của hóa thạch của động vật có xương sống từ cùng khu vực.

Họ cũng tìm thấy một lượng đáng kể ion đồng, cho thấy sinh vật này có nhiều điểm chung so với mực nang hơn là cá mút đá.

Có thể, chúng ta phải chờ đợi thêm một thời gian để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, tìm ra nguồn gốc thực sự của nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý do thực sự khiến Đế chế Khmer cổ buộc phải di dời kinh đô, để rồi làm nên một huyền thoại lịch sử

Lý do thực sự khiến Đế chế Khmer cổ buộc phải di dời kinh đô, để rồi làm nên một huyền thoại lịch sử

Không phải lúc nào Angkor cũng là thủ đô của Đế chế Khmer. Đã có thời điểm nó được dời đến một nơi khác, chỉ là nơi ấy sụp đổ quá nhanh.

Đăng ngày: 02/11/2019
Israel phát hiện đinh và búa sắt 1.400 năm tuổi từ thời Đông La Mã

Israel phát hiện đinh và búa sắt 1.400 năm tuổi từ thời Đông La Mã

Theo Cơ quan Cổ vật Israel IAA, hiện chỉ có 20 chiếc búa cổ được ghi nhận trong kho dữ liệu cổ vật quốc gia, trong đó có 6 chiếc thời kỳ Đế quốc Đông La Mã.

Đăng ngày: 02/11/2019
Phát hiện hóa thạch quái vật biển kỷ Jura dài 10m

Phát hiện hóa thạch quái vật biển kỷ Jura dài 10m

Các nhà cổ sinh vật học tìm thấy hóa thạch 150 triệu năm tuổi của một loài bò sát biển săn mồi khổng lồ ở miền nam Ba Lan.

Đăng ngày: 01/11/2019
Kim tự tháp Giza có thể tập trung năng lượng điện từ vào một phòng bên trong nó

Kim tự tháp Giza có thể tập trung năng lượng điện từ vào một phòng bên trong nó

Liệu chăng có thể áp dụng thiết kế của kim tự tháp vào căn hộ hiện đại, để tập trung sóng vào phòng hiệu quả hơn?

Đăng ngày: 01/11/2019
Tìm thấy hài cốt “chiến binh vàng” ngàn năm tuổi ở Kazakhstan

Tìm thấy hài cốt “chiến binh vàng” ngàn năm tuổi ở Kazakhstan

Một hài cốt quý hiếm gây liên tưởng đến “chiến binh vàng” mới được tìm thấy ở Kazakhstan, theo các nhà khảo cổ địa phương.

Đăng ngày: 31/10/2019
Xác ướp người phụ nữ đông cứng 200 năm

Xác ướp người phụ nữ đông cứng 200 năm

Do khí hậu lạnh giá, thi thể người phụ nữ từ giữa thế kỷ 19 vô tình trở thành xác ướp, một phần quần áo cũng được bảo tồn.

Đăng ngày: 31/10/2019
Bụi cũng có thể là nguyên nhân khiến một đế chế hùng mạnh sụp đổ

Bụi cũng có thể là nguyên nhân khiến một đế chế hùng mạnh sụp đổ

Một đế chế có thể bị sụp đổ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như bị xâm lược, lãnh thổ quá rộng, nội chiến, vấn đề về kinh tế hay biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 29/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News