Tranh cãi về nguồn gốc của tượng thần thú Khai Phong từ thời cổ đại

Khai Phong, hay còn có tên gọi tắt ở Trung Quốc là “Biện”, thời cổ được biết đến với tên Biện Châu (Bianzhou) hoặc Biện Lương (Bianliang). Đây là một thành phố cấp tỉnh ở tỉnh Hà Nam và là một trong những thành phố trung tâm trong khu vực cốt lõi của Trung tâm đồng bằng đô thị và du lịch văn hóa của Trung Quốc.

Mặc dù Khai Phong là một cố đô của thất triều Trung Quốc, nhưng các di tích trước đây còn sót lại trong thành phố lại vô cùng ít. Nguyên nhân chính là do quá nhiều trận lũ lụt từ sông Hoàng Hà đã phá hủy các tàn tích của nền văn minh cổ đại. Hiện có Long đình, được coi là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố Khai Phong còn sót lại, được xem là di tích hoàng cung còn sót lại của sáu triều đại bao gồm cả triều đại Bắc Tống.

Trước cổng Long đình, một cặp sư tử đá đứng thẳng, với chiều cao hơn 3 mét, chân dẫm lên bông hoa tú cầu, mắt mở to và miệng há rộng, trở thành chứng nhân của những triều đại phồn vinh hàng ngàn năm trước. Có rất nhiều ghi chép lịch sử về cặp sư tử đá, cho thấy người dân Khai Phong có một tình cảm không hề nhỏ với cặp tượng thần thú này. Tuy nhiên, một điều thú vị là cho tới thời điểm này, vẫn chưa thể xác định được nguồn gốc chính xác thời đại xuất xứ của cặp sư tử đá.


Cặp sư tử đá này còn được gọi là sư tử đá Ngọ môn.

Theo tìm hiểu, cặp sư tử đá này đã được chuyển tới cổng Ngọ triều môn vào thời nhà Thanh, nên còn được gọi là sư tử đá Ngọ môn. Cho đến hiện tại, đại đa số mọi người đều đoán định rằng cặp sư tử đến từ thời Bắc Tống, và là sư tử gác cổng trước hoàng cung triều Tống. Tuy nhiên vẫn chưa ai khẳng định được đây là sự thật.

Do thiếu dữ liệu lịch sử chính xác, các nhà khảo cổ lại không thể dựa vào kỹ thuật để tìm hiểu được thông tin. Họ chỉ có thể dựa trên các phân tích về hình thức chạm khắc của sử tử đá. Trong một ghi chép lịch sử, cặp sử tử đá từng đực đặt trước cổng của Minh Chu vương phủ. Bởi vậy đôi sử tử đá được chạm khắc tỉ mỉ này không thể có muộn hơn thời Minh.

Nhìn kỹ, mặc dù tượng thần thú hiện đang trong tình trạng hư hại nặng, nhưng vẫn có thể nhìn ra kỹ thuật chạm khắc không hề tầm thường. Tạo hình đơn giản nhưng phát ra khí chất dũng mãnh uy nghi, chi tiết đầy đủ nhưng cũng không trang trí quá phức tạp, tạo hình của sư tử con và hoa cẩm tú cầu cũng rất đơn giản. Phong cách chạm khắc đá này rõ ràng khác với phong cách chạm khắc sư tử đá ở phía bắc và phía nam trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, rất có thể gợi nhớ đến phong cách thời nhà Đường.


Việc chạm khắc sư tử đá đặt làm thần thú giữ cửa xuất phát từ triều đại nhà Đường.

Đánh giá từ lịch sử của các triều đại, nhà Tống là một bước ngoặt trong triều đại phong kiến của Trung Quốc, và phong cách chạm khắc sư tử đá cũng phù hợp với tạo hình của đôi thần thú hiện có ở Khai Phong.

Trên thực tế, việc chạm khắc sư tử đá đặt làm thần thú giữ cửa xuất phát từ triều đại nhà Đường, sau đó được duy trì tới triều đại nhà Tống và nhà Nguyên. Con sư tử đá thô sơ và mạnh mẽ ban đầu dần thay đổi tạo hình mang phong cách phức tạp, tinh tế hơn. Phần lưng của cặp sư tử này cũng được tạo hình nhô phần xương sườn lên. Nói cách khác, đây là một cặp sư tử gầy. Chi tiết này khác với phong cách của thời nhà Tống. Nó cũng khác với sư tử canh lăng mộ thời Bắc Tống mà các nhà khảo cổ đã nghiên cứu tại thành phố Củng Nghĩa ở tỉnh Hà Nam. Hơn nữa, mặc dù tạo hình chạm khắc không tầm thường, nhưng nếu để nói đây là sư tử của hoàng cung thì vẫn còn khoảng cách khá lớn.

Tới triều đại nhà Nguyên, hệ thống quản lý tỉnh được áp dụng. Vào thời điểm đó, Khai Phong là trụ sở chính ở Giang Bắc, Hà Nam. Bởi vậy, cũng có những suy đoán rằng cặp thần thú này có khả năng tới từ thời nhà Nguyên.

Có thể nói, cho dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc của cặp sư tử đá này, nhưng không ai có thể phủ nhận một điều, đó là cặp thần thú này đã trở thành chứng nhân cho những triều đại phồn vinh trong lịch sử Trung Quốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật tiếng gọi lúc mờ sáng

Bí mật tiếng gọi lúc mờ sáng

Đã hơn một tháng, Anna Bray, một phụ nữ độc thân 30 tuổi, sống tại thành phố Manchester (Anh) nhận thấy có những dấu hiệu rất kỳ quặc trong giấc mơ của mình. Cô thấy trong mơ rằng có ai đó thỉnh thoảng lại thì thầm vào tai cô: "Dậy đi, dậy đi Anna". Cô liền trở dậy, chân tay có vẻ chới với rất lạ.

Đăng ngày: 01/07/2025
13 sinh vật đáng sợ và bí ẩn nhất thế giới

13 sinh vật đáng sợ và bí ẩn nhất thế giới

Thế giới tồn tại rất nhiều loài sinh vật đáng sợ nhưng đầy kỳ lạ mà cho tới ngày nay vẫn là bí ẩn đối với con người. Chúng xuất hiện rất ít trước mắt con người nhưng luôn khơi gợi trí tò mò, tưởng tượng và tạo ra sự sợ hãi đối với con người.

Đăng ngày: 01/07/2025
Những tiết lộ “giật mình” về người ngoài hành tinh

Những tiết lộ “giật mình” về người ngoài hành tinh

Người ngoài hành tinh có thật và đã liên lạc với con người trên trái đất. Đây là khẳng định của ông Edgar Mitchell, cựu phi hành gia hàng đầu của NASA và là người đàn ông thứ 6 đặt chân lên mặt trăng.

Đăng ngày: 30/06/2025
Căn bệnh giết người hàng loạt và những bí ẩn 500 năm chưa thể làm rõ

Căn bệnh giết người hàng loạt và những bí ẩn 500 năm chưa thể làm rõ

Dù hàng trăm năm đã trôi qua nhưng nguyên nhân gây nên căn bệnh kỳ lạ này vẫn chưa bao giờ được làm rõ, đưa nó trở thành bí ẩn lớn nhất lịch sử y học thế giới.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bạn biết gì về Gunung Padang – “Kim Tự Tháp 20 nghìn năm tuổi” vô cùng bí ẩn

Bạn biết gì về Gunung Padang – “Kim Tự Tháp 20 nghìn năm tuổi” vô cùng bí ẩn

Kim Tự Tháp lâu đời nhất của Ai Cập được xây dựng cách đây gần 5.000 năm nhưng một cấu trúc tương tự ẩn sâu dưới đống đổ nát có thể lớn hơn gấp 4 lần hiện đang tọa lạc tại một quốc gia Đông Nam Á.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 địa danh ma ám nổi tiếng nhất thế giới

10 địa danh ma ám nổi tiếng nhất thế giới

Lâu đài Edinburgh nổi tiếng là một trong những nơi nhiều ma nhất ở Scotland. Ngay chính thành phố Edinburgh cũng được gọi là thành phố ma trên toàn châu Âu.

Đăng ngày: 28/06/2025
The Hum - Âm thanh bí ẩn thách thức giới khoa học

The Hum - Âm thanh bí ẩn thách thức giới khoa học

Mang tên The Hum, âm thanh tần số thấp đều đặn kỳ lạ chỉ được 2% dân số nghe thấy ở những nơi biệt lập.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News