Tranh cãi về sự sống trên sao chổi 67P

Các nhà nghiên cứu cho rằng, đặc điểm bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko thích hợp cho sự hiện diện của đời sống vi sinh vật, tuy nhiên một số nhà khoa học khác nói chưa thể kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Sự sống trên sao chổi 67P?

UPI hôm qua đưa tin, trong cuộc họp gần đây của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, Max Wallis thuộc Đại học Cardiff, Anh và Chandra Wickramasinghe, giám đốc Trung tâm nghiên cứu sinh vật học vũ trụ cho rằng, bề mặt rắn chắc của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko là hỗn hợp của nước đá và các vật liệu hữu cơ. Chúng hợp nhất với nhau dưới sức nóng của Mặt Trời, trong quá trình sao chổi di chuyển xung quanh quỹ đạo. Đây là điều kiện môi trường có lợi cho hoạt động sống của vi sinh vật.


Bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. (Ảnh: ESA)

Qua hình ảnh do tàu thăm dò Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cung cấp, bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko là lớp vỏ đen băng giá, các miệng núi lửa đáy phẳng và nhiều tảng đá lớn.

Theo hai nhà nghiên cứu, vi sinh vật có khả năng tồn tại ở mức nhiệt độ khá thấp bằng cách sử dụng muối như một hóa chất chống đông lạnh. Những sinh vật này trở nên hoạt động tích cực vào thời điểm sao chổi tiến gần đến Mặt Trời. Vi khuẩn cần nước để sinh sống trên sao chổi. Điều kiện trên cũng được đáp ứng do sao chổi sở hữu lớp băng tuyết ở trạng thái thường xuyên thăng hoa, tạo ra môi trường sống cho vi sinh vật.

"Tàu thăm dò Rosetta không chỉ quan sát thấy sao chổi như một cơ thể đông lạnh không hoạt động. Sao chổi hỗ trợ cuộc sống của vi sinh vật nhiều hơn so với Bắc Cực và Nam Cực trên Trái Đất. Nếu có bất kỳ hoạt động sinh học trên sao chổi, chúng tôi hy vọng sẽ phát hiện nó," Wallis nói.

Theo Guardian, sự sống khá "kén chọn" với những chất hóa học mà nó sử dụng. Nếu sự sống tồn tại trên sao chổi, nó sẽ làm gia tăng một số phân tử quan trọng có thể nhận diện. Tuy nhiên, robot thăm dò Philae của tàu vũ trụ Rosetta không có khả năng tiến hành phân tích để xác định sự sống. Vì vậy, lý thuyết của các nhà khoa học đưa ra không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Năm 2001, Wickramasinghe từng tuyên bố phát hiện thấy vi sinh vật ngoài Trái Đất trong bụi ở tầng bình lưu, tại độ cao 41km. Ông cũng cho rằng, những phân tử làm tiền đề cho sự sống Trên Trái Đất có nguồn gốc từ sao chổi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News