Tranh cãi về việc gắn thiết bị theo dõi cụ Rùa

Các nhà khoa học có những ý kiến ngược chiều về việc có nên gắn thiết bị theo dõi điện tử lên mình cụ Rùa hồ Gươm, Hà Nội hay không. Lý do để bác bỏ là không cần thiết và tốn tiền.

Tại hội thảo về Đảm bảo môi trường sống của Rùa hồ Gươm diễn ra sáng nay, bên cạnh bàn thảo về giải pháp cải tạo hồ Gươm để sớm đưa cụ Rùa quay trở lại tự nhiên, các nhà quản lý và khoa học tranh cãi sôi nổi quanh chuyện gắn chip điện tử cho cụ.

Những người ủng hộ việc gắn chip cho rằng việc này sẽ tạo điều kiện theo dõi cụ Rùa, mở đường cho những nghiên cứu sâu hơn.

Ông Mai Đình Yêm, chủ tịch hội sinh học, cho biết trên thế giới hiện nay có nhiều động vật được gắn chip. "Gắn chip giúp theo dõi diễn biến của cụ Rùa là việc nên làm, từ đó mới biết Rùa ốm khi nào, ăn cái gì", ông Yêm nói. .

Chủ tịch Hội động vật học Đặng Huy Huỳnh bình luận rằng gắn chip cho cụ Rùa là điều nên làm từ lâu, bởi thiết bị sẽ giúp theo dõi được toàn bộ hoạt động của cụ Rùa trong khu vực hồ Gươm, thuận lợi hóa công tác nghiên cứu.


Sức khỏe Rùa hồ Gươm đã phục hồi. Ảnh do Phó giáo sư Hà Đình Đức cung cấp.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học nói không nên gắn chip cho Rùa.

Tiến sĩ Hà Đình Đức khẳng định: "Cụ Rùa đâu phải tù binh mà gắn chip theo dõi, cứ để cụ tự nhiên, khi nào có bệnh thì ta đưa lên quây bắt để đưa cụ lên. Không gắn chip cho cụ, thì mỗi lần cụ nổi lên mới báo hiệu sự bất ngờ và thiêng liêng".

Ông Đặng Gia Tùng, phó giám đốc vườn thú Hà Nội, nói rằng dưới hồ Gươm nếu chỉ có một cụ Rùa thì việc gắn chip là không cần thiết.

Tim McCormack, điều phối viên chương trình Rùa châu Á, nhận xét rằng việc gắn chíp theo dõi cho Rùa hồ Gươm khó khả thi.

Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp theo dõi là bằng sóng radio (phương pháp truyền thống) và bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Nếu dùng phương pháp là sóng radio tức là sử dụng việc truyền tín hiệu từ thiết bị phát sóng (con chip), sóng được truyền đi với một tần số nhất định. Thiết bị thu sóng là máy thu có thể nhận được tín hiệu trực tiếp từ máy phát.

"Việc gắn chip cũng phức tạp. Với rùa mai mềm, ta cần khoan phần sụn phía dưới mai, hay buộc dây cáp, điều này hoàn toàn không phù hợp với Rùa Hoàn Kiếm", McComack nói.

Mặt khác, phương pháp này độ chính xác không cao, nhóm nghiên cứu phải tìm kiếm, xác định vị trí của Rùa đều đặn mỗi lần. Trong trường hợp sử dụng chip bằng pin, phải thay pin hàng năm, mỗi lần thay pin phải đưa cụ Rùa lên, ông nói.

McComack đưa ra phương pháp khác là dùng GPS tức là sử dụng vệ tinh theo dõi từ thiết bị phát sóng. Vị trí Rùa được quan sát trên máy tính bất cứ lúc nào. Các thiết bị gắn định vị này thường được cố định bằng keo rắn, đai lưng, và dùng pin, trong khi dây đai có thể bị rách, gây thủng mai, tuổi thọ pin ngắn, giá thành cao. Do đó "gắn chip cho cụ Rùa là tốn kém", ông nói.

Các chuyên gia đồng tình rằng nên thả Rùa trở về hồ càng sớm càng tốt.

"Rùa là động vật hoang dã, cần giữ tập tính của loài hoang dã. Nếu ở trên cạn lâu sẽ sớm bị thuần hóa", ông Đặng Gia Tùng thuộc vườn thú Hà Nội lưu ý. "Trước khi được thả về hồ, cụ Rùa cần tập luyện để cách xa dần môi trường nhân tạo và nuôi dưỡng, tìm lại kỹ năng tự kiếm thức ăn".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News