Tranh cãi xung quanh việc phát hiện mộ cổ Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không?
Sự kiện tìm thấy ngôi mộ của Tôn Ngộ Không đã gây ra không ít những tranh cãi bởi nhiều người cho rằng "Tề Thiên Đại Thánh" chỉ là một nhân vật thần thoại không có thật.
Tìm thấy ngôi mộ cổ được cho là nơi chôn cất Tề Thiên Đại Thánh và em trai.
Vào năm 2005, các nhà khảo cổ học phát hiện trong miếu Song Thánh Bảo Sơn ở tỉnh Phúc Kiến có hai ngôi mộ nằm với tổng diện tích khoảng 18 mét vuông, ước tính rộng 2,9m, sâu 1,3m. Điều khó tin là những gì các nhà khảo cổ học tìm thấy bên trong ngôi mộ lại có sự liên quan thần kì với những gì xảy ra trong Tây Du Kí khiến nhiều người nửa tin, nửa ngờ.
Một ngôi mộ có bia khắc bốn chữ "Tề Thiên Đại Thánh". Ngôi mộ còn lại khắc tên "Thông Thiên Đại Thánh".
Hai tấm bia khắc danh hiệu "Tề Thiên Đại Thánh" và "Thông Thiên Đại Thánh" được tìm thấy trong mộ.
Mọi người đều biết, "Tề Thiên Đại Thánh" chính là Tôn Ngộ Không trong truyền thuyết Tây Du Ký còn Thông Thiên Đại Thánh là ai vẫn còn là một bí mật cho đến khi các nhà khảo cổ tiến hành khai quật ngôi mộ và qua quá trình nghiên cứu tài liệu.
Tác phẩm Tây Du Ký được Ngô Thừa Ân viết vào thời nhà Minh nhưng ngôi mộ này lại xuất hiện từ thời nhà Nguyên. Sau khi tiến hành giám định, các nhà khảo cổ học khẳng định ngôi mộ không có dấu vết bị làm giả.
Các nhà khoa học tiến hành khai quật hai ngôi mộ - (Ảnh: Ảnh: Fun Story).
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, giới chuyên gia đã phát hiện ra rằng, dưới thời nhà Nguyên có một văn nhân tên Dương Cảnh Hiền từng sáng tác bộ hí kịch cũng có tên là Tây Du Ký.
Trong đó có đoạn tự bạch của Tôn Ngộ Không: “Tiểu Thánh đệ huynh tỷ muội ngũ nhân: Đại tỷ ly sơn lão mẫu, nhị tỷ vu chi chi, đại huynh tề thiên đại Thánh, tiểu Thánh thông thiên đại Thánh, tam đệ sái sái tam lang”. (Tạm dịch: 5 anh chị em của Tiểu thánh: Chị cả Ly sơn lão mẫu, chị hai bà mo Chi Chi, Đại huynh Tề Thiên đại Thánh, tiểu thánh Thông Thiên đại Thánh, Tam đệ Tam Lang hiếu động, đùa nghịch).
Trong Tây Du Ký của Dương Cảnh Hiền, Tôn Ngộ Không còn có một em trai, nhân vật này chính là Thông Thiên Đại Thánh.
Như vậy, Ngô Thừa Ân sau này rất có thể đã lấy cảm hứng từ bộ hí kịch ấy để sáng tạo nên tác phẩm của mình.
Bức tượng Tôn Ngộ Không được tìm thấy trong ngôi mộ cổ - (Ảnh: Chinanews).
Mặc dù đã xác nhận được danh tính của nhân vật Thông Thiên Đại Thánh, nhưng sự thực về hai ngôi mộ này vẫn là một vấn đề khảo cổ gây nhiều tranh cãi.
Một số học giả tin rằng Tôn Ngộ Không là nguyên mẫu của nhà sư thời Đường là Thích Ngộ Không. Thích Ngộ Không là danh tính tục gia của một cư sĩ theo xe hầu tá Đường Tăng. Năm 751 sau Công Nguyên, ông theo phò tá Huyền Trang đi Tây phương, vì trở bệnh tại nước Gandhara (Kiền Đà La quốc) nên quay lại kinh thành năm 789.
Thích Ngộ Không đồng hành cùng Huyền Trang suốt 40 năm tại phương Tây, cùng tham gia phiên dịch và truyền giáo, để lại rất nhiều sự tích cùng truyền thuyết.
Nhiều chuyên gia lại cho rằng, hai ngôi mộ này được xây cất bởi một người ái mộ tác phẩm Tây Du Ký. Thậm chí, người này còn chu đáo tới mức chuẩn bị những đồ an táng giống như đồ vật trong nguyên tác.
Chưa dừng lại ở đó, một giả thuyết khác cho rằng, Tề Thiên Đại Thánh là nhân vật có thật. Nguyên mẫu của nhân vật này chính là một thủy quái ở sông Hoài có tên Vô Chi Kỳ. Nhân vật này được miêu tả "hình dáng giống vượn", "khỏe hơn chín voi".
Sự kiện tìm thấy ngôi mộ có bia khắc bốn chữ "Tề Thiên Đại Thánh" đã từng gây chấn động giới khảo cổ Trung Quốc trong suốt một thời gian dài.