Trẻ em và nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

Nghiên cứu trên hồ sơ khai sinh của hơn 7 triệu trẻ em được sinh ra ở bang California, Hoa Kỳ, trong thập niên 1990 và đầu những năm 2000 đã tìm thấy một liên kết rõ ràng giữa một đứa trẻ được thụ thai trong mùa đông lạnh giá và nguy cơ mắc bệnh tự kỷ trong tương lai.

>>> Bố mẹ lớn tuổi có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh tự kỷ
>>>
Phát hiện mới nhất về căn bệnh tự kỷ của trẻ em
>>>
Trẻ vàng da sơ sinh nhiều nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

Trong số 7 triệu trẻ em trong nghiên cứu trên, những trẻ em được thụ thai trong những tháng mùa đông lạnh giá, chắc chắn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao đáng kể, theo các nhà nghiên cứu. Nguy cơ của việc có một đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ đã lớn dần trong suốt mùa thu và mùa đông cho đến đầu mùa xuân, và những trẻ em được thụ thai trong tháng 3, sẽ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn 16% khi so sánh với những trẻ em được thụ thai trong tháng 7.

Trẻ em và nguy cơ mắc bệnh tự kỷ
(Ảnh minh họa: Futurity)

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, yếu tố môi trường như: việc tiếp xúc với virus gây bệnh cúm theo mùa, có thể đóng một vai trò quan trọng, như là một tác nhân gây ra bệnh tự kỷ ở những trẻ em được thụ thai trong những tháng mùa đông lạnh giá hàng năm.

Kết quả của nghiên cứu này được đăng tải trực tuyến trên tạp chí The journal EPIDEMIOLOGY, số ra ngày 4 tháng 5 năm 2011.

"Kết quả nghiên cứu có được sau quá trình sàng lọc các yếu tố như: Trình độ học vấn của người mẹ, chủng tộc hay dân tộc, và năm mà đứa trẻ được thụ thai", theo Ousseny Zerbo, tác giả và là nhà nghiên cứu hàng đầu, một nghiên cứu sinh năm thứ năm trong nhóm nghiên cứu sinh dịch tễ học, làm việc tại Khoa Khoa học Y tế cộng đồng, trường Y, đại học UC Davis, Hoa kỳ.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu thu được hơn 7.200.000 hồ sơ của trẻ em được sinh ra từ tháng 1 năm 1990 cho tới tháng 12 năm 2002 từ Văn phòng số liệu về hộ tịch và y tế, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã loại trừ một số hồ sơ của những trẻ em đã tử vong trước khi đạt đến độ tuổi mà thường được chẩn đoán: Mắc chứng tự kỷ.

Các hồ sơ khác bị loại bởi vì những hồ sơ này không có thông tin tính ra tháng thụ tha ichính xác và đầy đủ. Tháng thụ thai được tính như sau: ngày cuối cùng có báo cáo kỳ kinh nguyệt của các bà mẹ cộng với hai tuần kế tiếp.

Trẻ em và nguy cơ mắc bệnh tự kỷ

Bác sĩ Irva Hertz-Picciotto, Đại học UC Davis, Hoa Kỳ

Tổng số hồ sơ đủ tiêu chuẩn trong nghiên cứu này là khoảng 6.600.000 hồ sơ, chiếm 91% trong tổng số 7,2 triệu trẻ em được sinh ra theo số liệu ghi nhận được trong giai đoạn nghiên cứu. Những trẻ em này sẽ được theo dõi cho đến lần sinh nhật thứ 6, nhằm xác định xem các em bé này sẽ phát triển bệnh tự kỷ.

Các nhà nghiên cứu nhận biết những trẻ em được chẩn đoán bị bệnh tự kỷ bằng cách đối chiếu những hồ sơ khai sinh này với những trẻ em nhận dịch vụ từ Sở Phát triển Dịch vụ ( DDS ), của tiểu bang California, Hoa Kỳ. Khoảng 19.000 trường hợp bệnh tự kỷ đã được ghi nhận, được xác định rõ là bệnh tự kỷ "đầy đủ hội chứng", theo các hồ sơ của DDS.

Nghiên cứu cho thấy trên tổng thể: Nguy cơ bị bệnh tự kỷ của một đứa trẻ tăng dần nếu đứa trẻ này được thụ thai trong khoảng thời gian: từ tháng này sang tháng khác trong mùa đông cho tới tận tháng 3. Theo nghiên cứu này, mùa đông được coi là tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Mỗi tháng lại được so sánh với tháng 7, với tỉ lệ mắc bệnh tự kỷ tăng khoảng 8% cao hơn ở những trẻ em được thụ thai vào tháng 12, thậm chí tỉ lệ này còn tăng lên 16 % cao hơn ở những trẻ em được thụ thai vào vào tháng 3.

Những nghiên cứu trước đây phát hiện ra mối liên quan giữa: Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ của trẻ em và tháng thụ thai hoặc tháng sinh ra, đã cho những kết quả khác nhau. Chẳng hạn như những nghiên cứu được thực hiện tại Israel, Thụy Điển và Đan Mạch, đã tìm thấy một nguy cơ gia tăng của bệnh tự kỷ đối với những trẻ em sinh ra vào tháng 3. Ngược lại, những nghiên cứu được tiến hành tại Canada, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Anh Quốc trước đây, đã xác định nguy cơ làm gia tăng bệnh tự kỷ ở những trẻ em được sinh ra vào mùa xuân. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đến nay vẫn được thực hiện trong qui mô nhỏ hơn, hầu hết chỉ có vài trăm trường hợp của bệnh tự kỷ, khi so sánh với 19.000 trường hợp của bệnh tự kỷ được xác định ở tiểu bang California, Hoa Kỳ.

"Những nghiên cứu về sự thay đổi theo mùa có thể cung cấp manh mối về một vài nguyên nhân sâu xa của bệnh tự kỷ. Dựa trên nghiên cứu này, có thể đạt được hiệu quả để theo đuổi tiếp xúc cho thấy mô hình tương tự theo mùa, chẳng hạn như: sự nhiễm trùng và suy dinh dưỡng nhẹ", theo Irva Hertz-Picciotto, trưởng bộ phận sức khỏe lao động và môi trường, làm việc tại Khoa Khoa học Y tế cộng đồng, trường Y, Đại học UC Davis, Hoa Kỳ.

"Tuy nhiên, có thể sự phát triển của bệnh tự kỷ không phải là do ở thời điểm nhạy cảm mà đứa trẻ được thụ thai. Đúng hơn là, nó có thể là do sự tiếp xúc với một chất độc hại nào đó, trong tháng thứ 3 của thai kỳ, hoặc trong quý thứ 2," herz - Picciotto nói, là một Nhà nghiên cứu liên kết với Viện MIND UC Davis, Hoa Kỳ. "Nếu vậy, chúng ta có thể cần phải tìm kiếm sự tiếp xúc có nguy cơ cao xảy ra vài tháng sau khi thụ thai. Chẳng hạn như, với một chất gây dị ứng mà nó thường xuất hiện cao điểm vào mùa xuân và đầu mùa hè."

Các nhà nghiên cứu cho biết, nghiên cứu này là một điểm khởi đầu cho những cuộc điều tra bổ sung. Bởi sự xuất hiện bệnh tự kỷ theo mùa, có thể là bởi những nguyên nhân khác bao gồm: khả năng phơi nhiễm thuốc trừ sâu, hóa chất người dân sử dụng trong nhà để kiểm soát côn trùng trong các tháng mùa mưa hoặc những tháng ấm áp, và những hóa chất đã được sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp.

Các tác giả khác của nghiên cứu này bao gồm: Maria iosif, Lora Delwiche và Cheryl Walker, làm việc tại Khoa khoa học sức khoẻ cộng đồng, trường Y, Đại học Davis UC, Hoa Kỳ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News