Trẻ sinh mùa đông dễ bị mất trí?
Có vẻ như mùa sinh cũng tác động đến nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tâm thần khi trẻ lớn lên, một cuộc nghiên cứu diện rộng tại Anh mới đây tuyên bố.
Cụ thể, mùa sinh có thể tác động đến mọi yếu tố, từ thị lực cho tới thói quen ăn uống, từ khuyết tật bẩm sinh cho tới tính cách sau này. Những nghiên cứu trước đây cũng từng ám chỉ việc mùa sinh có thể quyết định cả sức khỏe tinh thần của trẻ vì nhiều lý do.
“Lấy thí dụ, những bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai - một người mẹ sẽ có nguy cơ bị cúm cao hơn hẳn trong mùa đông? Điều đó có làm tăng nguy cơ cho trẻ hay không?”, nhà bệnh dịch học Sreeram Ramagopalan thuộc Đại học Queen Mary, London (Anh) nêu vấn đề. “Hoặc chế độ ăn. Tùy theo mùa mà một số loại thực phẩm như rau củ quả sẽ phong phú hơn hoặc nghèo nàn hơn. Điều này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển”.
Mùa sinh có thể ảnh hưởng đến thị lực, thói quen ăn uống,
khuyết tật bẩm sinh cho đến tính cách của trẻ sau này.
Một yếu tố then chốt khác nữa, theo chuyên gia Ramagopalan chính là Vitamin D, loại vitamin liên quan chặt chẽ tới ánh nắng mặt trời. Trong suốt mùa đông, người mẹ sẽ có xu hướng thiếu vitamin D và canxi.
Tuy nhiên, những tác động này có vẻ là rất nhỏ và những nghiên cứu trong quá khứ chỉ mới khảo sát trên khoảng vài ngàn đối tượng. Vì thế, việc khẳng định có mối liên hệ giữa mùa sinh với các bệnh tâm thần khi lớn lên là “chưa chắc chắn”.
Để có thể xác minh rõ ràng sự tồn tại của mối liên hệ này, Ramagopalan và các đồng nghiệp đã tiến hành phân tích tới 58.000 bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và hơn 29 triệu người trưởng thành tại Anh. Mục đích của họ là điều tra xem các nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, đa nhân cách và tâm thần phân liệt có chịu ảnh hưởng bởi tháng sinh hay không.
Kết quả cho thấy, tất cả các ca rối loạn tâm thần mà họ khảo sát đều có tính phân bổ theo mùa. Trong đó, tâm thần phân liệt và đa nhân cách đạt đỉnh cao vào tháng Một và thấp đáng kể vào tháng Bảy, Tám, Chín. Trầm cảm đạt đỉnh vào tháng Năm và tụt đáy vào tháng 11. Một số phát hiện khác đáng chú ý là những trẻ sinh vào cuối năm thường tỏ ra thiếu chín chắn hơn so với bạn bè sinh đầu năm. Cũng vì thế mà thể hiện của trẻ ở trường lớp và ngoài xã hội không tốt bằng.
“Chúng tôi tin rằng hai tác nhân chủ chốt chính là tình trạng vitamin D trong cơ thể người mẹ và nhiệt độ môi trường”, chuyên gia William Grant của Trung tâm Nghiên cứu Ánh nắng, Dinh Dưỡng và Sức khỏe San Francisco nhận định.
“Nếu chúng ta có thể hiểu được nguyên nhân của tất cả những tác động này, chúng ta sẽ có thể can thiệp để phòng chống các bệnh rối loạn tâm thần”, Ramagopalan chia sẻ trên LiveScience.

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau
Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
