Trẻ xem TiVi nhiều xuất hiện thói quen có hại

Trẻ em hiện nay bỏ ra quá nhiều thời gian ngồi trước Tivi và đó là điều có hại. Chúng có thể bị thừa cân, kết quả học tập kém và mắc những thói quen xấu khác. Đó là kết luận của một bài báo đăng trên tạp chí Archives of Pediatrics and Adolescent Medicine.

Các chuyên gia của Trường ĐH Montreal (Canada) và Trường ĐH Michigan (Hoa Kỳ) đã phối hợp nghiên cứu mối liên quan giữa hiện tượng quá mải mê xem Tivi đến thành tích học tập, phong cách sống và cả các tác hại lâu dài ở chúng sau này. 

 

Các ông bố, bà mẹ trẻ không nên bỏ mặc con cái với chiếc Tivi.

Tiến sĩ Pauli Pagani, chủ nhiệm đề tài, phát biểu trong cuộc họp báo: "Chúng tôi phát hiện ra rằng cứ mỗi giờ một đứa trẻ ngồi xem Tivi đều có liên quan đến hiện tượng ít họat động trong lớp học, kết quả kém về Toán, thường bị bạn bè chế giễu, trêu chọc, trì trệ trong phong cách sống, thích ăn những loại thực phẩm độc hại (kiểu fastfood) và cuối cùng có chỉ số BMI cao”.

Tham gia vào công trình nghiên cứu rộng lớn này có trên 1.300 em học sinh. Cha mẹ các em cho biết về lượng thời gian ngồi trước màn hình của con cái mình ở lứa tuổi từ 29 đến 53 tháng. Sau đó các thầy cô giáo của các em đưa ra số liệu và nhận xét về kết quả học tập, đặc điểm tâm lý và các thói quen của từng em, cuối cùng các bác sĩ tính toán chỉ số BMI (chỉ số giữa cân nặng và chiều cao để xác định độ béo phì) của các em ở lứa tuổi lên 10.

Các nhà khoa học cho biết rằng tính trung bình ở Canada các em nhỏ 2 tuổi xem Tivi dưới 9 giờ trong 1 tuần, và 4 tuổi khoảng 15 giờ trong một tuần. Nhưng theo biên bản trả lời câu hỏi, 11% trẻ 2 tuổi và 23% trẻ 4 tuổi đã ngồi trước màn hình trên 2 giờ/ngày.

Theo các tác giả, trẻ em 2 tuổi xem Tivi quá nhiều thì sau này, kết quả học tập sút kém, đặc biệt về Toán chúng có điểm số trung bình kém các em xem đúng hướng dẫn 6%, chỉ số BMI tăng 5% và xác suất trở thành đối tượng chế giễu của bạn bè tăng 10%.

BS Pagani kết luận: “Mặc dù chúng tôi hy vọng rằng ảnh hưởng của việc xem Tivi từ tuổi thơ sẽ mất đi 7,5 năm sau, thế nhưng thực tế là những hậu quả xấu vẫn tồn tại một cách đáng ngạc nhiên".

Bà nói thêm: “Kết quả của chúng tôi có thể trở thành cơ sở để đưa ra các hướng dẫn chống lại việc xem Tivi quá nhiều ở trẻ, nhằm thuyết phục các bậc phụ huynh, chịu trách nhiệm quản lý các em ở nhà theo lời khuyên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ về vấn đề mà họ chưa chú ý lắm này”.

Nguồn: Rian,ru

Từ khóa liên quan:

y học

sức khỏe

trẻ em

xem tv

thói quen

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News