Trên Trái đất, la bàn luôn chỉ hướng Bắc – nhưng khi mang ra ngoài không gian, nó sẽ chỉ về đâu?

Trên Trái đất, từ trường của hành tinh chúng ta chỉ hướng Bắc, nhưng trong không gian, mọi thứ phức tạp hơn một chút.

La bàn, công cụ dẫn đường hàng đầu của nhân loại trên Trái đất suốt 800 năm qua, liệu còn hữu ích khi chúng ta tiến xa hơn vào không gian? Theo các nhà khoa học, câu trả lời không hề đơn giản.

Trên Trái đất, la bàn chỉ hướng bắc nhờ vào từ trường của hành tinh. Trái đất tạo ra từ trường này thông qua một động cơ gọi là geodynamo, sinh ra từ các dòng điện chảy trong lõi kim loại nóng chảy. Từ trường của Trái đất mở rộng ra ngoài khoảng 37.000km về phía Mặt trời và kéo dài ít nhất 370.000km ở phía đối diện. Vùng không gian bị chi phối bởi từ trường này được gọi là từ quyển.


Trong không gian, la bàn sẽ hướng về cực bắc của từ trường mạnh nhất trong khu vực.

La bàn ngoài không gian sẽ chỉ về đâu?

Trong không gian, la bàn vẫn hoạt động, nhưng không nhất thiết chỉ về Trái đất. Thay vào đó, nó sẽ hướng về cực bắc của từ trường mạnh nhất trong khu vực. Nếu một phi hành gia sử dụng la bàn trong từ quyển của Trái đất, nó có thể tiếp tục phát hiện từ trường hành tinh và chỉ đúng hướng. Tuy nhiên, ở ngoài từ quyển, các yếu tố khác sẽ chi phối hướng của la bàn.

Ví dụ, từ quyển của sao Mộc là lớn nhất trong Hệ Mặt trời, rộng tới 21 triệu km, và có khả năng làm lệch hướng la bàn của bạn. Từ trường này được tạo ra bởi lõi hydro kim loại của hành tinh và đang được tàu vũ trụ Juno nghiên cứu.

Khi đi sâu vào không gian giữa các hành tinh, la bàn sẽ bị ảnh hưởng bởi heliosphere – từ quyển của Mặt trời. Heliosphere mở rộng gấp ba lần khoảng cách từ Mặt trời tới sao Diêm Vương và mang theo từ trường yếu do gió Mặt trời tạo ra. Tuy nhiên, từ trường của Mặt trời rất phức tạp, liên tục thay đổi và thậm chí đảo cực theo chu kỳ hoạt động của ngôi sao này, khiến việc sử dụng la bàn trở nên không khả thi.

Một số hành tinh, như sao Hỏa và Mặt trăng, từng có từ trường mạnh do geodynamo, nhưng đã mất dần khi lõi nguội đi. Dù vậy, lớp vỏ của chúng vẫn giữ lại dấu vết của từ trường cổ đại, gọi là từ trường vỏ. Một phi hành gia trên Sao Hỏa hoặc Mặt Trăng có thể phát hiện từ trường này, nhưng nó quá yếu để định hướng chính xác.

Dù không hữu dụng cho việc định hướng trong không gian, la bàn vẫn có giá trị khoa học. Các thiết bị đo từ trường cực nhạy, gọi là magnetometers, được NASA sử dụng để nghiên cứu tương tác plasma và dấu hiệu từ trường cổ đại trên các hành tinh.

Như Jared Espley, nhà khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA, nhận định: "Đo từ trường là chìa khóa để hiểu những gì đang diễn ra bên trong một hành tinh".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"

Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đăng ngày: 01/07/2025
Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng

Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đăng ngày: 01/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News