Từ bên ngoài Hệ Mặt trời, tàu Voyager 1 vẫn gửi dữ liệu về Trái đất

Sau 47 năm kể từ ngày phóng, tàu Voyager 1 vẫn tiếp tục mang về dữ liệu quan trọng từ bên ngoài Hệ Mặt trời.

Trong một thông báo mới đây của NASA, tàu thám hiểm Voyager 1 đã phải sử dụng tới máy phát vô tuyến dự phòng, vốn ngừng hoạt động kể từ năm 1981.

Nguyên nhân là bởi tàu đã gặp phải những sự cố liên lạc thời gian gần đây và tự đặt mình vào trạng thái bảo vệ để tiết kiệm năng lượng.


Tàu vẫn đóng vai trò quan trọng vì nguồn dữ liệu từ bên ngoài Hệ Mặt trời.

Sau đó, tàu thám hiểm tự động tắt máy phát vô tuyến băng tần X (chính) và thay vào đó chuyển sang máy phát vô tuyến băng tần S (phụ), sử dụng ít điện năng hơn.

Theo các chuyên gia, hệ thống bảo vệ lỗi của Voyager 1 có thể được kích hoạt vì một số lý do, chẳng hạn như nếu tàu vũ trụ sử dụng quá mức nguồn cung cấp năng lượng.

Nếu điều đó xảy ra, tàu vũ trụ sẽ tắt tất cả các hệ thống không cần thiết để tiết kiệm năng lượng và duy trì sứ mệnh.

"Việc thay đổi hệ thống phát vô tuyến xảy ra do hệ thống bảo vệ lỗi của tàu vũ trụ", NASA cho biết trong một tuyên bố. "Hệ thống này tự động phản ứng với các vấn đề trên tàu".

Được biết, NASA đang kiểm tra các dữ liệu được gửi về, nhằm xác định rõ điều gì đã xảy ra với tàu Voyager 1. Họ cũng chia sẻ rằng sẽ đưa con tàu lịch sử trở lại hoạt động bình thường.

Tàu Voyager 1 được phóng từ năm 1977, đã tiến đến vùng không gian liên sao vào năm 2012, trở thành tàu vũ trụ đầu tiên vượt qua ranh giới của Hệ Mặt trời.

Thời gian ở không gian sâu đã ảnh hưởng đến các thiết bị của tàu và gây ra ngày càng nhiều vấn đề kỹ thuật.

Đầu năm nay, nhóm nghiên cứu từ NASA đã phải sửa một trục trặc liên lạc riêng biệt khiến tàu vũ trụ truyền đi những thông điệp vô nghĩa.

Dẫu vậy, NASA sẽ không "bỏ rơi" tàu Voyager 1.

Tổ chức này nhiều lần khẳng định bất chấp tuổi đời đã cao của tàu thám hiểm, cũng như khoảng cách rất xa so với Trái đất, tàu vẫn đóng vai trò quan trọng vì nguồn dữ liệu từ bên ngoài Hệ Mặt trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?

Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?

Những đêm tối trăng, trời trong sáng, đứng chỗ quang đãng bạn sẽ thấy các ngôi sao nhấp nháy trên màn trời đen.

Đăng ngày: 15/06/2025
Vùng siêu rỗng của không gian và những vật thể kỳ lạ nhất vũ trụ

Vùng siêu rỗng của không gian và những vật thể kỳ lạ nhất vũ trụ

Trái đất là nơi đặc biệt vì có sự sống và nền văn minh phát triển, nhưng vũ trụ còn nhiều vật thể thú vị khác mà có thể bạn chưa nghe đến.

Đăng ngày: 11/06/2025
Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đo được tốc độ quay của lỗ đen

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đo được tốc độ quay của lỗ đen

Các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên xác định được tốc độ quay của một lỗ đen.

Đăng ngày: 11/06/2025
Phát hiện sốc về Trái đất bằng kim cương từ

Phát hiện sốc về Trái đất bằng kim cương từ "thế giới bên kia"

30 năm trước, nhân loại đã phát hiện ra một báu vật vũ trụ vô giá mà không hay: Một hệ sao xung cực kỳ quý hiếm mang tên B1257 + 12, có thể sở hữu ít nhất 1 hành tinh khối lượng Trái Đất.

Đăng ngày: 11/06/2025
NASA dự báo sai về năng lượng Mặt trời, Trái đất biết tránh

NASA dự báo sai về năng lượng Mặt trời, Trái đất biết tránh "đường" nào?

Các chuyên gia hàng đầu ở NASA dự đoán từ năm 2021, năng lượng Mặt trời bước vào chu kỳ 25 mới sẽ rất nhẹ nhàng, nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại.

Đăng ngày: 09/06/2025
2.200 nghìn tỷ tấn kim loại ở phía bên kia của Mặt trăng đến từ đâu?

2.200 nghìn tỷ tấn kim loại ở phía bên kia của Mặt trăng đến từ đâu?

Việc phát triển tài nguyên kim loại ở phía xa của Mặt Trăng là một cột mốc quan trọng mới trong hành trình khám phá không gian bên ngoài của con người và có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và kinh tế.

Đăng ngày: 09/06/2025
Độ cong của không gian và bí ẩn của các vũ trụ song song

Độ cong của không gian và bí ẩn của các vũ trụ song song

Trong vũ trụ rộng lớn, vô số thiên hà và hành tinh đan xen với những câu đố bí ẩn, trong đó hấp dẫn nhất là độ cong của không gian và các vũ trụ song song.

Đăng ngày: 08/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News