Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ có hại gì?
Lo ngại trẻ ốm sốt hoặc vì lí do nào đó, nhiều bậc phụ huynh đã trì hoãn cho con trẻ đi tiêm chủng theo lịch hoặc không cho con tiêm đủ số mũi vắc-xin theo khuyến cáo. Các chuyên gia y tế cho hay, việc làm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại.
Như ta đã biết, vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một hoặc một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh được gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc trì hoãn tiêm chủng sẽ gây hại cho trẻ.
Đối với trẻ nhỏ, vắc-xin sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ. Dẫu vậy, việc tiêm chủng cho các đối tượng nhỏ tuổi này đã và đang gây ra nhiều tranh cãi.
Theo một nghiên cứu gần đây của bệnh viện Cleveland (Mỹ), nhiều bậc cha mẹ có xu hướng trì hoãn các mũi chích ngừa với thời gian giữa những lần tiêm cách xa hơn lịch định trước và hậu quả thường là không cho con tiêm đủ số mũi vắc-xin theo khuyến cáo.
Nhóm nghiên cứu nhận định, có nhiều lý do khiến các bậc phụ huynh thận trọng khi cho con trẻ đi tiêm chủng. Đôi khi, họ e ngại số lượng mũi tiêm được thực hiện đồng thời 1 lần hoặc lo ngại về tác dụng phụ của việc chủng ngừa. Hoặc, họ có thông tin đâu đó cho rằng vắc-xin có thể làm tổn hại trẻ.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết sự trì hoãn tiêm chủng sẽ gây hại cho trẻ. Trang HealthDay dẫn lời tiến sĩ Rodney Willoughby, một thành viên Ủy ban Các bệnh truyền nhiễm thuộc Viện Nhi khoa Mỹ và cũng là giáo sư chuyên ngành nhi khoa tại Cao đẳng Y Wisconsin, nói: “Lịch tiêm chủng không mang tính ngẫu nhiên. Nó được lập ra dựa vào kết quả vô số nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm nhằm tìm ra ở độ tuổi nào, trẻ có phản ứng miễn dịch tối ưu và do đó có mức bảo vệ tốt nhất, cũng như ở độ tuổi nào trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ gặp biến chứng hoặc tử vong nhất khi mắc một trong những bệnh có thể chủng ngừa”.
Ngoài ra, theo cảnh báo của Steve Robison - chuyên gia dịch tễ học đứng đầu cuộc nghiên cứu của bệnh viện Cleveland, các kháng thể mà trẻ có được từ khi sinh ra có thể cản trở hoạt động của những vắc-xin được chích ngừa sai thời điểm, làm giảm tác dụng của việc tiêm chủng.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
