Trị môi nứt nẻ
Chữa môi khô nứt nẻ bằng phương pháp tự nhiên
Môi khô, nứt nẻ thường gặp vào mùa lạnh, không khí hanh khô. Môi bị nẻ không chỉ gây khó chịu mà còn khiến bạn kém tự tin với nụ cười của mình. Bạn có thể tạm biệt đôi môi nứt nẻ bằng những phương pháp rất đơn giản.
Những điều cần tránh khi bị nẻ môi
Không liếm môi
Liếm môi nghĩa là làm cho môi nhiều lần tiếp xúc với nước, sẽ làm mất lớp ẩm trên môi, khiến cho môi càng khô hơn.
Tránh xa khỏi nhiệt độ khô nóng
Nếu như căn phòng của bạn không khí đang quá khô hanh, bạn cần phải bổ sung thêm độ ẩm nhân tạo. Do đó, vào mùa đông, để dưỡng ẩm cho làn da bạn nên mua một máy tạo độ ẩm không khí.
Cẩn trọng với các sản phẩm khiến môi bạn khô nẻ
Để bảo vệ đôi môi luôn mềm mại, bạn gãy đđảm bảo rằng dầu gội đầu không nên lưu lại trên khuôn mặt khi bạn gội đầu.
Bạn cũng nên đặc biệt cẩn thận khi trang điểm. Hãy chắc chắn, tất cả mỹ phẩm bạn sử dụng không làm cho da bạn bị khô.
Những điều nên làm để tránh môi bị khô nẻ
- Giữ cho cơ thể đầy đủ nước.
- Dùng thêm vitamin tổng hợp.
- Sử dụng son dưỡng môi thường xuyên.
- Sử dụng mỹ phẩm có SPF dạng lỏng.
- Không liếm hay cắn vào môi.
- Mỗi sáng dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ lên môi để bong các lớp da chết.
Chữa môi khô nẻ bằng phương pháp tự nhiên
Sử dụng mật ong nguyên chất
Nếu môi của bạn liên tục bị khô nẻ ở hai bên thì đó là do các loại vi khuẩn gây ra. Mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên và có thể được sử dụng để chữa khô môi. Tuy nhiên, bạn không thể thoa mật ong một cách tuỳ tiện. Hãy thoa mật ong lên môi và để môi khô sau 30 giây rồi cuối cùng thoa trực tiếp lớp mỡ lên. Sau 15 phút, dùng khăn ấm lau sạch mật ong và mỡ trên môi và bên góc miệng. Bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể nếu bạn thực hiện 2 lần/ ngày và liên tục trong 1 tuần.
Dưa chuột
Chà xát nhẹ nhàng 1 lát nhỏ dưa chuột lên môi khô. Để trong 15-20 phút và sau đó rửa sạch môi với nước bình thường. Áp dụng nhiều lần trong ngày, nước ép dưa chuột sẽ giúp tình trạng mau được chữa khỏi.
Sử dụng các loại rau và cây lá
Cây lô hội là loài thực vật nổi tiếng mang lại cho bạn làn da min màng. Để chữa trị đôi môi khô nứt thì bạn nên đăp cây lô hội 2 lần/ ngày. Dưa chuột không chỉ được sử dụng để làm tan bọng mắt mà nó còn có tác dụng vỗ về nhẹ nhàng đôi môi của bạn để làm giảm sưng do môi khô nẻ gây ra. Hãy thực hiện thường xuyên nếu bạn muốn lấy lại bờ môi mịn màn một cách nhanh chóng.
Dầu dừa
Nó là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên có thể được thoa trên môi khô mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Sử dụng vài lần một ngày để giữ cho đôi môi ẩm ướt. Ngoài dầu dừa bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu, dầu mù tạt.
Lô hội- nha đam
Những người có vấn đề của đôi môi nứt nẻ thường thoa gel lô hội lên môi của họ hàng ngày.
Hoa hồng
Ngâm những cánh hoa trong sữa trong một vài giờ, nghiền nhuyễn, sau đó thoa lên môi khô từ 2-3 lần/ngày và mỗi đêm trước khi đi ngủ. Biện pháp khắc phục này sẽ giúp duy trì độ ẩm đôi môi của bạn cũng như trong việc duy trì màu sắc đôi môi.
Nước
Cố gắng uống 1-2 ly nước vào sáng sớm lúc dạ dày rỗng. Trước khi đi ngủ cũng có thể uống ít nhất một ly nước. Điều này sẽ giúp cơ thể miễn nhiễm độc tố và đồng thời cơ thể sẽ được cung cấp đủ nước trong suốt cả ngày.
Vaseline
Vaseline rất hiệu quả trong việc điều trị đôi môi khô. Đơn giản chỉ cần áp dụng một số vaseline trên đôi môi khô của bạn nhiều lần trong ngày để bảo vệ môi.
Lưu ý khi thoa vaseline trên đôi môi khô trước khi đi ngủ để giữ cho đôi môi được nuôi dưỡng trong đêm. Đầu tiên bạn có thể thoa 1 ít mật ong lên môi và để khô trong vài giây và sau đó thoa vaseline. Chờ một vài phút và làm sạch bằng cách sử dụng 1 miếng bông thấm nước ấm. Lặp lại 2 lần/ngày.
Đường
Để điều trị môi nứt nẻ, bạn cần phải tẩy tế bào chết cho đôi môi. Trộn 2 muỗng cà phê đường và với 1 muỗng cà phê mật ong. Thoa hỗn hợp này lên môi và để yên trong vài phút. Sau đó, rửa sạch môi nước ấm.
Dầu thầu dầu
Áp dụng dầu thầu dầu trên đôi môi khô và nứt nẻ của bạn nhiều lần trong ngày có thể làm cho chúng hồng hào và mịn màng.
Hoặc trộn 1 muỗng cà phê dầu thầu dầu với 1 muỗng cà phê glycerin và một vài giọt nước cốt chanh tươi và thoa lên môi trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau, làm sạch môi với 1 miếng bông thấm nước ấm. Áp dụng biện pháp này thường xuyên, bạn sẽ có đôi môi mềm mại và mịn màng hơn.
Kem sữa
Bạn cũng có thể sử dụng kem sữa để chữa môi khô nẻ. Thoa kem sữa tươi trên môi và để trong 10 phút. Cuối cùng nhẹ nhàng làm sạch môi với 1 miếng bông thấm nước ấm.
Lưu ý:
Bạn nên tránh các thức ăn gây khô nứt như tiêu, ớt, rượu,..
Dùng son môi: Dùng son môi có chất lượng tốt thì ngoài việc làm đẹp nó còn có tác dụng chống khô môi do tác hại của ánh nắng mặt trời.
Tránh ánh nắng mặt trời: Vì vùng da môi không chứa chất melanin (hắc tố) nên ánh nắng mặt trời có thể gây bỏng môi. Khi ra ngoài trời nắng nóng, bạn nên bôi son hay dầu.
Kiểm tra kem đánh răng: Một số sản phẩm vệ sinh răng miệng có thể gây dị ứng cho môi như gây đỏ, rộp da môi. Vì vậy, bạn cần lưu ý đến kem đánh răng và nước súc miệng là những thứ mà chúng ta dùng hằng ngày.