Trí tuệ nhân tạo có thể đánh cắp dữ liệu bằng cách "nhận dạng" các lần gõ phím như thế nào?

Theo các nhà khoa học, trong tương lai gần, gương mặt không phải là thứ duy nhất mà chúng ta có thể huấn luyện AI nhận dạng.

Thị giác máy tính

Điều gì sẽ xảy ra nếu AI có thể phân tích một đoạn video quay cảnh bấm vào màn hình cảm ứng điện thoại và suy đoán chính xác những ứng dụng bản thân đang dùng và những gì chúng ta đang nhập?

Kỹ thuật thị xác máy tính hiện đại có khả năng khiến chúng ta nhìn thấy được những siêu năng lực công nghệ thường chỉ xuất hiện trên phim. Chúng ta có thể tải một video lên hệ thống AI và yêu cầu nó phóng to khung hình có độ phân giải thấp và với một chút đào tạo, một số thuật toán thông minh, chúng ta có thể làm cho chất lượng hình ảnh của video được nâng cao rõ rệt.

Điều này nghe có vẻ không nguy hiểm lắm nhưng bạn cần biết rằng con người có thể sử dụng thị giác máy tính áp dụng vào mọi thứ, từ phát hiện ra bệnh ung thư cho đến đếm số lượng lớn các vật thể trong một bức ảnh. Đồng thời, chẳng có gì ngăn cảnh được một nhà phát triển nào đó đào tạo một hệ thống AI để đọc văn bản từ các lần nhập phím hoặc chuyển động của ngón tay. Vậy điều này có đáng sợ hay không?

Trí tuệ nhân tạo có thể đánh cắp dữ liệu bằng cách nhận dạng các lần gõ phím như thế nào?
Các nhà nghiên cứu đang đào tạo AI để nó bắt chước cách gõ của con người.

Đầu tiên, cần nhắc lại rằng công nghệ thị giác máy tính đã trải qua một chặng đường khá dài kể từ năm 2017, khi AI của Google vẫn mắc những lỗi cơ bản như nhầm lẫn một con rùa với một khẩu súng trường.

Đến nay, các hệ thống thị giác máy tính đã phát triển vượt bậc, có thể đưa ra những suy luận cực kỳ mạnh với lượng dữ liệu vô cùng nhỏ. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã chứng minh khả năng máy tính xác thực người dùng dựa trên sinh trắc học đánh máy qua AI và các nhà tâm lý học đã phát triển hệ thống phát hiện căng thẳng bằng cách sử dụng phân tích tổ hợp phím.

Thậm chí, các nhà nghiên cứu đang đào tạo AI để nó bắt chước cách gõ của con người. Điều này giúp chúng ta có thể phát triển công cụ tốt hơn cho việc rà soát lỗi chính tả, ngữ pháp và các kỹ thuật giao tiếp khác. Điều căn bản hiện nay là chúng ta đang dạy các hệ thống AI đưa ra suy luận từ các chuyển động ngón tay mà con người không thể làm được.

Không quá khó để tưởng tượng ra sự tồn tại của một hệ thống có khả năng phân tích chuyển động ngón tay và diễn giải nó thành văn bản giống như cách chúng ta chuyển động môi để tạo thành lời nói. Hiện nay, chưa có một sản phẩm AI nào như vậy nhưng không có nghĩa là nó chưa có trên thế giới.

Vậy điều tồi tệ nhất là gì?

Cách đây không lâu, khi internet chưa phát triển, shoulder surfing hay kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách xem file ghi nhật ký hệ thống là một trong những vấn đề lớn nhất với bảo mật máy tính. Về cơ bản, cách dễ nhất để đánh cắp mật khẩu của ai đó là xem cách họ gõ mật khẩu.

Đó là lý do vì sao hầu hết các màn hình để nhập mật khẩu đều ẩn mật khẩu dưới dạng các dấu '*' hoặc dấu '.'. Điều này khiến không ai biết được bạn đang nhập ký tự gì. Khi gõ mật khẩu, các ngón tay của chúng ta di chuyển nhanh một cách đáng ngạc nhiên với sự phối hợp của đôi mắt.

Tuy nhiên, AI có thể được đào tạo để đọc được các chuyển động này và hầu hết mọi điều đều có thể xảy ra trong thế giới AI nếu nó có đủ dữ liệu

Về mặt lý thuyết, việc tạo ra một hệ thống AI để đọc các chuyển động tay của con người nhằm tìm ra mật khẩu là điều tương đối đơn giản với một nhà phát triển có đủ nguồn lực. Nó sẽ cung cấp cho các nhà phát triển biết được thứ chúng ta đang chạm và gõ trên điện thoại hoặc máy tính.

Điều đó sẽ cho phép kẻ xấu đánh cắp mật khẩu, mã pin ATM và toàn bộ dữ liệu của chúng ta một cách khá dễ dàng. Điều này sẽ càng nguy hiểm hơn nếu các nhà phát triển phần mềm có thể đạt được khả năng biến bất kỳ camera nào trên điện thoại thành một máy phát hiện thao tác gõ phím.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sẽ ra sao nếu AI trở thành hacker?

Sẽ ra sao nếu AI trở thành hacker?

Trong vài năm qua, chuyên gia công nghệ và nhà nghiên cứu Bruce Schneier đã tìm hiểu về khả năng bị hack của các hệ thống xã hội.

Đăng ngày: 18/05/2021
Giày tích hợp trí tuệ nhân tạo giúp người khiếm thị tránh chướng ngại vật

Giày tích hợp trí tuệ nhân tạo giúp người khiếm thị tránh chướng ngại vật

Công ty Tec-Innovation của Áo mới đây đã trình làng một loại giày thông minh sử dụng cảm biến siêu âm, giúp người khiếm thị phát hiện chướng ngại vật cách xa tới 4 mét.

Đăng ngày: 11/05/2021
Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào cuộc chiến chống ung thư do amiang

Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào cuộc chiến chống ung thư do amiang

Thí nghiệm nghiên cứu gene đã ứng dụng trí thông minh nhân tạo (AI) vào nghiên cứu một dạng ung thư mạnh, kết quả nghiên cứu này có thể cải thiện tình trạng của bệnh nhân.

Đăng ngày: 04/04/2021
Nếu thông minh như con người, AI có thể bị thôi miên

Nếu thông minh như con người, AI có thể bị thôi miên

Nếu AI đạt đến trình độ suy nghĩ và tư duy như con người, chúng cũng có thể bị tin tặc thôi miên và lừa gạt như chính chúng ta.

Đăng ngày: 29/03/2021
Hệ thống AI nhận diện khuôn mặt trong một giây

Hệ thống AI nhận diện khuôn mặt trong một giây

Hệ thống do nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp cùng doanh nghiệp chế tạo có thể nhận diện khuôn mặt chính xác đến 99,7%.

Đăng ngày: 26/03/2021
Công cụ AI mới phát hiện được deepfake bằng cách phân tích phản xạ ánh sáng trong mắt

Công cụ AI mới phát hiện được deepfake bằng cách phân tích phản xạ ánh sáng trong mắt

Phương thức này đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc phát hiện các deepfake kiểu chân dung.

Đăng ngày: 16/03/2021
Robot Sophia sắp đấu giá các tác phẩm nghệ thuật đầu tiên

Robot Sophia sắp đấu giá các tác phẩm nghệ thuật đầu tiên

Theo Coin Telegraph, buổi đấu giá các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của Sophia sẽ diễn ra trên nền tảng Nifty Gateway vào 23/3.

Đăng ngày: 16/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News