Triển vọng mới trong việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh

Các nhà khoa học đang tập trung lắng nghe tín hiệu ở vùng trung tâm Dải Ngân Hà. Ở đây có dày đặc các ngôi sao và ngoại hành tinh có khả năng tồn tại sự sống.

Người ngoài hành tinh thông minh có thể ẩn nấp ở trung tâm Dải Ngân Hà không?

Chúng ta vẫn luôn tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất bằng cách lắng nghe những xung vô tuyến từ trung tâm thiên hà của chúng ta. Các xung tần số hẹp được phát ra một cách tự nhiên từ các ngôi sao gọi là pulsar, nhưng các xung này cũng được con người sử dụng trong công nghệ như radar chẳng hạn.


Một con tàu giả định của người ngoài hành tinh đang truyền tín hiệu vô tuyến vào không gian. Đây là những tín hiệu mà các nhà khoa học đang săn lùng. (Ảnh: Breakthrough Listen/Danielle Futselaar).

Các xung này nổi bật trên nền tạp âm vô tuyến của không gian nên chúng là một cách giao tiếp hiệu quả trong khoảng cách rất xa, và là mục tiêu hấp dẫn để chúng ta chú ý lắng nghe khi tìm kiếm các nền văn minh ngoài hành tinh.

Trong một nghiên cứu mới vừa được công bố ngày 30/5, các nhà nghiên cứu đã trình bày một chiến lược săn tìm người ngoài hành tinh. Nghiên cứu sinh Akshay Suresh ở Trường đại học Cornell, New York, Mỹ, là trưởng nhóm nghiên cứu.

Nhóm của ông đã phát triển phần mềm phát hiện các dạng tần số lặp lại này và thử nghiệm lại trên các pulsar đã biết để khẳng định phần mềm này có thể thu được các tần số hẹp. Các dải tần số này rất nhỏ, chỉ bằng 1/10 độ rộng của các tần số được các đài phát thanh FM sử dụng.

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã dùng phương pháp này để tìm kiếm dữ liệu từ kính thiên văn Green Bank ở Tây Virginia.

Cho đến nay, đài SETI (của Viện SETI - một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ chuyên tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ) chủ yếu tìm kiếm các tín hiệu được phát đi liên tục.

Nghiên cứu mới này đã làm sáng tỏ hiệu quả năng lượng vượt trội của một chuỗi xung như một phương tiện liên lạc giữa các vì sao. Đây cũng là nghiên cứu chuyên sâu toàn diện đầu tiên về những tín hiệu phát đi từ trung tâm thiên hà.

Các nhà khoa học đang tập trung lắng nghe tín hiệu ở vùng trung tâm này vì ở đây có dày đặc các ngôi sao và ngoại hành tinh có khả năng tồn tại sự sống.

Hơn nữa, nếu người ngoài hành tinh ở vùng lõi thiên hà muốn tiếp cận với phần còn lại của thiên hà thì họ có thể gửi tín hiệu quét qua một loạt các hành tinh nhờ có vị trí thuận lợi của họ là ở trung tâm thiên hà.

Các nhà nghiên cứu cho biết sử dụng băng thông hẹp và các hình thức phát sóng lặp đi lặp lại sẽ là phương pháp chính để người ngoài hành tinh thể hiện sự tồn tại của mình, bởi vì sự kết hợp của cả hai yếu tố này khó có thể xảy ra do trùng lặp ngẫu nhiên.

Phương pháp nghiên cứu này sử dụng một thuật toán có thể tìm kiếm thông qua 1,5 triệu mẫu dữ liệu của kính viễn vọng trong 30 phút. Mặc dù các nhà nghiên cứu chưa tìm ra bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào trong lần tìm kiếm đầu tiên, nhưng họ cho biết tốc độ của thuật toán sẽ giúp nâng cao hiệu quả tìm kiếm về sau.

Dự án nghiên cứu này đã thu thập được một khối lượng dữ liệu khổng lồ và kỹ thuật mà nhóm nghiên cứu phát triển đã đem lại một phương pháp mới với hy vọng "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra" và chúng ta sẽ tìm được bằng chứng đáng kinh ngạc về các dạng sự sống tiên tiến ngoài Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thế giới khác đầy

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất

Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Đăng ngày: 23/02/2025
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tìm thấy những ngôi sao

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm

Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

Đăng ngày: 19/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News