Trở thành sát thủ vì thiếu sex

Do không được giao phối thường xuyên, cá thể đực của một loài khỉ tại Brazil tìm cách giết hại những con đực yếu hơn để tăng khả năng tiếp cận con cái.

Khỉ muriqui - sống trong rừng Atlantic của Brazil – được coi là một trong những động vật linh trưởng hiền lành nhất thế giới. Nhưng có lẽ hình ảnh của chúng sẽ thay đổi sau khi các nhà khoa học chứng kiến cảnh một nhóm gồm 6 khỉ muriqui tấn công một con trưởng thành. Con vật xấu số, một con đực già, chết khoảng một giờ sau khi bị cắn vào mặt, cơ thể và bộ phận sinh dục.

Ở khu vực phía bắc của rừng Atlantic, khỉ muriqui có cuộc sống dễ chịu vì lá cây (thức ăn chính của chúng) rất dồi dào. Tại đây chúng sống theo đàn lớn và những con đực luôn kiên nhẫn xếp hàng để giao phối với con cái.

Nhưng trái cây mới là thức ăn ưa thích của khỉ muriqui ở khu vực phía nam rừng Atlantic (nơi vụ tấn công xảy ra). Theo Mauricio Talebi, một nhà khoa học của Đại học Sao Paulo-Diadema (Brazil), do trái cây phân bố khá rộng, khỉ cái phải rời khỏi đàn để tìm kiếm chúng. Điều này khiến các cá thể đực trong đàn ít có cơ hội giao phối hơn so với đồng loại của chúng ở khu vực phía bắc. 

Một con khỉ muriqui cùng con của nó trong rừng Atlantic.
 (Ảnh: Comciencia)

Do không được quan hệ thường xuyên, tính khí của những con đực dần thay đổi. Chúng trở nên hung dữ và dễ bị kích động. Thông thường khỉ muriqui đực có mối quan hệ khá khăng khít với những con đực có cùng huyết thống. Vì thế chúng thường tấn công những con đực đơn lẻ để loại bớt đối thủ cạnh tranh trong trò chơi tình ái.

“Những con đực có quan hệ huyết thống đương nhiên có lợi thế hơn nhiều so với một con đơn lẻ. Như vậy những cá thể đực có ít anh em sẽ đối mặt với nguy cơ mất mạng lớn hơn trong cuộc chiến tranh giành con cái”, Filippo Aureli, một nhà khoa học của Đại học John Moores (Anh), giải thích.

Theo Aureli, phát hiện này cho thấy lối sống có thể thay đổi hoàn toàn hành vi của một loài. Nếu khỉ muriqui ở phía nam rừng Atlantic cũng thích ăn lá cây như đồng loại của chúng ở phía bắc, có lẽ những vụ tấn công tàn bạo sẽ không xảy ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News