Trong 6 loài hổ hiện nay, loài nào có khả năng chiến đấu giỏi nhất?

Hổ hiện đại có nguồn gốc từ Đông Á cách đây 3 triệu năm, sau nhiều lần phân tán, chúng lan rộng đến hầu hết các khu rừng ở châu Á, bị hạn chế bởi các rào cản tự nhiên như núi, sông và đại dương, cuối cùng loài hổ vẫn không thể rời khỏi châu Á.

Sau một thời gian dài bị cô lập về mặt địa lý, hổ hiện đại cuối cùng đã phát triển thành 9 phân loài, đó là: hổ Siberia, hổ Nam Trung Quốc, hổ Bengal, hổ Đông Dương, hổ Mã Lai, hổ Sumatra, hổ Caspian, hổ Javan, hổ Bali, tuy nhiên ba loài sau cùng đã bị tuyệt chủng.


Hổ là một loài động vật xuất hiện trong văn hóa lâu đời của các nước Châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam, hổ luôn là đối tượng của sự sợ hãi và hình ảnh của chúng thường tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm.

Trong thế giới động vật, kích thước cơ thể thường tượng trưng cho sức mạnh, và sự khác biệt về trọng lượng đồng nghĩa với sự khác biệt về sức mạnh, đặc biệt là giữa các loài cùng loại. Trong số sáu loài hổ hiện có, hổ Siberia và hổ Bengal là lớn nhất, các phân loài hổ còn lại rõ ràng nhỏ hơn hai loài này, vì vậy, để xem loài nào chiến đấu giỏi hơn, đương nhiên chúng ra sẽ phải xem xét trên hai loài hổ Siberia và hổBengal.

Đã có trường hợp hổ Bengal giết hổ Siberia trong vườn thú, nhưng cuộc chiến giữa những con hổ bị nuôi nhốt ít liên quan đến cuộc chiến trong tự nhiên. Trên thực tế, kích thước của hổ Siberia hiện tại đã giảm đi rất nhiều so với lịch sử. Cả hai loài hổ này đều có những ưu điểm riêng, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như môi trường.


Lý thuyết chính thống quốc tế tin rằng hổ được sinh ra trên Trái đất khoảng 2 triệu năm trước, và đến 110.000 năm trước, chúng phân bố nhanh chóng trên lục địa Châu Á, trải qua sự cô lập về môi trường sống, biến đổi khí hậu, trôi dạt di truyền và chọn lọc tự nhiên... và dần dần bị phân hóa thành nhiều phân loài.

Phạm vi phân bố chính của hổ Bengal là Nam Á và Ấn Độ là quốc gia có số lượng loài hổ này lớn nhất. Trong số sáu loài hổ hiện có, hổ Bengal có số lượng đông nhất với hơn 3.000 cá thể hoang dã.

Được mệnh danh là "Tiểu Phi", tiểu lục địa Ấn Độ vô cùng phong phú về tài nguyên động vật hoang dã, trong đó có một số lượng lớn động vật móng guốc có thể dùng làm thức ăn cho hổ, vì vậy, phần lớn trong số hơn 3.000 con hổ Bengal đều tập trung ở tiểu lục địa Ấn Độ.

Tình huống như vậy đã tạo nên mật độ hổ Bengal dày đặc, lãnh thổ mà hổ đực có thể chiếm giữ rất nhỏ, bởi vậy chúng thường rất hung dữ và có ý thức lãnh thổ rất mạnh mẽ.


Kể cả những loài đã tuyệt chủng, hổ hiện đại có thể được chia thành 9 phân loài, đó là: hổ Siberia, hổ Nam Trung Quốc, hổ Bengal, hổ Đông Dương, hổ Mã Lai, hổ Sumatra, hổ Java, hổ Bali, hổ Caspi. Trong số 9 loại hổ này, những phân loài hổ sống ở nội địa sẽ có thân hình to lớn hơn hổ sinh sống trên đảo.

Do nguồn thức ăn khá dồi dào, nên hổ Bengal không phải lo lắng về thức ăn và dồn nhiều sức lực hơn vào việc tranh giành lãnh thổ và bạn tình.

Thông thường, sau khi hổ đực non rời xa hổ mẹ để tự lập, chúng sẽ sinh sống ở rìa lãnh thổ của hổ mẹ trong một khoảng thời gian, khi mạnh hơn, chúng sẽ chính thức đi tranh giành lãnh thổ của những con hổ đực khác.

Tuy nhiên, lãnh thổ của hổ Bengal rất nhỏ và nằm cạnh nhau nên hổ những con hổ đực non khó có chỗ để phát triển và hầu hết chúng đều bị những con hổ đực trưởng thành giết chết.


Tổ tiên của loài hổ hiện đại là loài mèo Trung Quốc cổ đại. Vào năm 2015, một nghiên cứu dựa trên DNA đã chứng minh rằng hổ Nam Trung Quốc là nhánh lâu đời nhất của loài hổ hiện đại, điều này khẳng định giả thuyết rằng hổ hiện đại có nguồn gốc từ Đông Á.

So với hổ Bengal, vùng Đông Bắc Á nơi hổ Siberia sinh sống rộng lớn và dân cư thưa thớt hơn rất nhiều. Do khí hậu lạnh và các nguyên nhân khác, nguồn con mồi ở đây tương đối hạn chế nên hổ Siberia thường cần lãnh thổ rộng hơn để săn mồi.

Đối mặt với lãnh thổ rộng lớn như vậy, hổ đực khó có đủ sức để bảo vệ toàn bộ vùng lãnh thổ, bởi vậy thường xuyên có những kẻ xâm nhập khác ở rìa lãnh thổ, do đó chúng chỉ có thể bảo vệ khu vực cốt lõi với nguồn tài nguyên con mồi dồi dào nhất.

Có thể thấy, cuộc đấu tranh nội bộ giữa hổ Siberia ít khốc liệt hơn nhiều so với hổ Bengal và chúng chú trọng hơn đến việc kiếm thức ăn.


Hổ Siberia phân bố ở phía Đông Nam của Nga, miền bắc Trung Quốc và Bán đảo Triều Tiên. Ở Nga, lãnh thổ của hổ Siberia chủ yếu là góc Đông Nam xa nhất của đất nước này - lưu vực sông Ussuri và khu vực phía đông của nó, bao gồm dãy núi Sihot. Trong quá khứ, hổ Siberia cũng từng sinh sống ở vùng thượng lưu của Hắc Long Giang, Trung Quốc.

Từ năm 1944 đến năm 1959, các nhà khoa học đã ghi nhận 32 vụ hổ Siberia săn gấu nâu Ussuri ở vùng Viễn Đông nước Nga. Theo phân tích về con mồi và phân của hổ Siberia, người ta thấy gấu chiếm 7,1% khẩu phần ăn của hổ Siberia.

Ngược lại, hổ Bengal do không thiếu mồi nên chiến lược săn mồi của chúng tương đối thận trọng, chủ yếu là một số loài hươu không có tính đe dọa cao. Khi đối mặt với một số đối thủ mạnh hơn một chút, chúng cũng thường chọn cách trốn thoát.

Ví dụ, tại khu bảo tồn hổ Tadoba Andari ở Ấn Độ, xảy ra vụ một con hổ Bengal bị gấu lười rượt đuổi, cuối cùng hổ Bengal đã trốn thoát nhờ việc chạy xuống nước.


Con mồi của hổ Siberia chủ yếu là hươu và lợn rừng. Ngoài ra, còn có các loài nai, hươu xạ, hươu sika và thậm chí là cả gấu.

Từ góc độ nguồn con mồi, hổ Bengal rõ ràng đã đạt đến mức khá thuận lợi, nhưng phải đối mặt với tình trạng mật độ dân số cao và sự cạnh tranh nội bộ khốc liệt. Tuy nhiên, hổ Siberia phải dành nhiều sức lực hơn cho việc săn mồi, hơn nữa mật độ phân bố của chúng khá thấp, thậm chí gặp nhau cũng khó nên tình trạng cạnh tranh nội bộ là rất nhỏ.

Vì vậy, khi hổ Bengal và hổ Siberia chiến đấu, thực sự không chắc chắn loài nào sẽ thắng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Đăng ngày: 11/04/2025
Những chuyện ít người biết về Hachiko - chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ

Những chuyện ít người biết về Hachiko - chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ

Câu chuyện của chú chó Hachiko - nguyên mẫu phim nổi tiếng đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả.

Đăng ngày: 10/04/2025
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 10/04/2025
13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Đăng ngày: 09/04/2025
Cảm giác khi bị loài chim nguy hiểm nhất thế giới truy đuổi sẽ như thế nào?

Cảm giác khi bị loài chim nguy hiểm nhất thế giới truy đuổi sẽ như thế nào?

Chắc hẳn không phải ai cũng có đủ dũng khí và sự bình tĩnh để ghi lại khoảnh khắc bị loài chim nguy hiểm nhất thế giới truy đuổi, như người đàn ông trong đoạn clip dưới đây.

Đăng ngày: 09/04/2025
Loài nhện độc lạ nhất Trái đất: Không ở trên cây mà thích lặn xuống nước, chăng tơ bắt cá ăn

Loài nhện độc lạ nhất Trái đất: Không ở trên cây mà thích lặn xuống nước, chăng tơ bắt cá ăn

Còn điều gì bất ngờ hơn một loài nhện vốn không có mang để thể thở dưới nước, nhưng vẫn sống, săn mồi, thậm chí sinh sản được ở dưới nước?

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News