Trồng cây cuồng nhiệt, Bắc Kinh biến thành cái bẫy ô nhiễm khổng lồ?

Chiến dịch trồng cây xanh quy mô lớn của Bắc Kinh khiến tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố này tồi tệ hơn, South China Morning Post (SCMP) đưa tin ngày 31/8.

Dự án "Bức tường xanh vĩ đại" làm giảm 15% khả năng phân tán bụi siêu mịn hay còn gọi là bụi PM 2.5 (đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) xuyên suốt đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Bắc Kinh hồi tháng 1/2014, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Atmospheric Chemistry and Physics vào đầu tháng này.

Nghiên cứu trên được tiến hành chung bởi các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Môi trường Trái đất, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, và Trung tâm nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Mỹ.


"Cây càng nhiều, khói bụi càng nhiều" đã trở thành câu nói phổ biến với người dân Bắc Kinh. (Ảnh: SCMP).

Vào thời điểm ô nhiễm khói bụi nặng nề nhất xuyên suốt thời gian nghiên cứu, PM 2.5 đạt mức 350 microgam/m3 không khí, cao gấp 14 lần mức an toàn được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WTO).

Theo các nhà nghiên cứu, "Bức tường xanh vĩ đại" làm giảm tốc độ gió, qua đó làm giảm khả năng phân tán khói bụi ô nhiễm. Điều này đã biến Bắc Kinh thành một "chiếc bẫy khổng lồ" với các chất gây ô nhiễm không khí mắc kẹt lại.

Trung Quốc đã thực hiện điều mà Liên Hiệp Quốc (LHQ) mô tả là chiến dịch trồng cây quy mô lớn nhất thế giới, làm tăng mức bao phủ rừng quốc gia từ 8,6% vào năm 1949 đến 21,7% vào năm 2017.

Mối tương quan giữa chiến dịch trồng cây và ô nhiễm khói bụi đã trở thành chủ đề tranh cãi trong suốt nhiều năm. Chính phủ Trung Quốc liên tục bác thông tin chiến dịch trồng cây của họ vô tình làm gia tăng khói bụi ở Bắc Kinh và những khu vực khác. Trong khi đó, ngày càng có nhiều người dân Bắc Kinh khẳng định "cây càng nhiều, khói bụi càng nhiều".

Tổng quát, "Bức tường xanh vĩ đại" làm tăng 6% các chất gây ô nhiễm không khí ở toàn bộ khu vực nghiên cứu rộng 218.000km2 ở phía Bắc Trung Quốc, bao gồm TP Bắc Kinh, tỉnh Hà Bắc lân cận và TP Thiên Tân. Tuy nhiên, con số này có thể tăng lên 15% khi các khu vực chưa được trồng cây phủ đầy cây, các nhà nghiên cứu kết luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News