Trọng lực có khiến con người lão hóa chậm hơn?

Các nhà nghiên cứu cho biết trọng lực có thể khiến con người lão hóa chậm hơn tùy theo độ cao so với mực nước biển nhưng chênh lệch chỉ ở mức vài mili giây.

Vật thể càng ở gần Trái đất, tác động của lực hấp dẫn càng mạnh. Do thuyết tương đối tổng quát mô tả lực hấp dẫn làm méo trường không - thời gian, thời gian di chuyển chậm hơn ở độ cao lớn và khoảng cách xa Trái đất hơn, nơi lực hấp dẫn kém hơn. Vì vậy, nếu thời gian liên quan tới lực hấp dẫn, người ở trên đỉnh núi có lão hóa nhanh hơn người sống ở mực nước biển? Liệu trọng lực gia tăng có khiến con người lão hóa chậm hơn?

Trọng lực có khiến con người lão hóa chậm hơn?
Lực hấp dẫn có thể tác động tới thời gian trong trường không gian - thời gian. (Ảnh: Space)

Trên thực tế, đối với tất cả vật thể ở xa trường hấp dẫn, thời gian thực sự di chuyển chậm hơn, theo James Chin-wen Chou, nhà vật lý ở Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) tại Boulder, Colorado. Điều đó có nghĩa người sống ở độ cao lớn lão hóa nhanh hơn một chút so với người sống ở mực nước biển.

Khác biệt cực kỳ nhỏ nhưng có thể đo được. Nếu bạn ở đỉnh núi Everest tại độ cao 8.848m so với mực nước biển trong 20 năm, bạn sẽ già hơn 0,91 mili giây so với trải qua 30 năm ở mực nước biển, theo NIST. Tương tự, nếu cặp sinh đôi sống ở mực nước biển xa cách trong 30 năm, một người chuyển tới Boulder, Colorado (cao 1.600m) trong khi người còn lại ở tại chỗ, người sống ở vùng cao sẽ già hơn 0,17 giây so với anh chị em song sinh của mình.

Trong một thí nghiệm, nhóm nghiên cứu NIST sử dụng một trong những đồng hồ nguyên tử chính xác nhất trên thế giới nhằm chứng minh thời gian trôi qua nhanh hơn ngay cả ở độ cao 0,2 mm phía trên bề mặt Trái đất. Tobias Bothwell, nhà vật lý ở NIST, mô tả thí nghiệm trong một bài cáo công bố đầu năm 2022 trên tạp chí Nature. Ông và cộng sự đã thấy sự thay đổi của thời gian ở khoảng cách chỉ bằng chiều rộng sợi tóc người.

Chìa khóa để hiểu rõ tại sao vật thể khối lượng lớn làm méo dòng thời gian là nhận biết trường không gian - thời gian giống như tấm thảm 4 chiều dệt từ không gian ba chiều (trên/dưới, trái/phải, trước/sau) và thời gian một chiều (quá khứ/tương lai). Trong mô hình tương đối, bất kỳ vật thể có khối lượng đều làm méo tấm thảm, bẻ cong không gian và thời gian. Theo Andrew Norton, giáo sư vật lý thiên văn ở Đại học Open, Anh, hiệu ứng thực sự tồn tại và có thể đo được nhưng dễ bị bỏ qua trong tình huống hàng ngày.

Tuy nhiên, hiện tượng mang tên giãn nở thời gian do trọng lực này có thể ảnh hưởng tới vệ tinh. Theo Norton, vệ tinh GPS quay quanh Trái đất ở độ cao 20.186km cần điều chỉnh bởi đồng hồ của chúng chạy nhanh hơn 45,7 mili giây so với đồng hồ trên mặt đất sau mỗi 24 giờ. "Do vệ tinh GPS di chuyển ở tốc độ cao và độ cao lớn từ Trái đất, ảnh hưởng tương đối từ tốc độ và trọng lực cần được tính toán cẩn thận để có thể suy ra vị trí của chúng ta trên địa cầu với độ chính xác cao", Norton nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây là lý do nên hạn chế sử dụng toilet công cộng

Đây là lý do nên hạn chế sử dụng toilet công cộng

Các nhà khoa học đã ghi lại cảnh hàng nghìn giọt bắn khi xả nước tại toilet, có khả năng mang theo vi khuẩn bám lên những vị trí khác.

Đăng ngày: 20/12/2022
Ý nghĩa của chiếc áo choàng Messi mặc khi nhận cúp

Ý nghĩa của chiếc áo choàng Messi mặc khi nhận cúp

Khi bước lên bục nhận cúp vô địch cùng đội tuyển Argentina, Lionel Messi đã nhận được chiếc áo choàng từ tay Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani và tạo nên một hình ảnh khá lạ mắt.

Đăng ngày: 19/12/2022
Trà Yerba Mate là gì?

Trà Yerba Mate là gì?

Yerba Mate là một loại đồ uống truyền thống của những người sống ở vùng đất Nam Mỹ.

Đăng ngày: 19/12/2022
Nghiên cứu quốc tế: Đồng bằng sông Cửu Long mất cả trăm triệu tấn phù sa mỗi năm

Nghiên cứu quốc tế: Đồng bằng sông Cửu Long mất cả trăm triệu tấn phù sa mỗi năm

Chỉ 15 năm trước, Mekong - con sông dài nhất Đông Nam Á - đã mang khoảng 143 triệu tấn phù sa đến Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm.

Đăng ngày: 19/12/2022
Nguyên tố hiếm Plutonium - Bạn đã biết về gì về nó chưa?

Nguyên tố hiếm Plutonium - Bạn đã biết về gì về nó chưa?

Đây là nguyên tố thứ 94 trong bảng tuần hoàn hóa học (Pu) và là một trong những nguyên tố nguy hiểm nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 18/12/2022
Không phải Oxford hay Cambridge, đây mới là trường đại học

Không phải Oxford hay Cambridge, đây mới là trường đại học "già" nhất thế giới với tuổi đời lên đến 1163 năm

Ngôi trường này có " tuổi đời" lên đến 1163 tuổi và hiện vẫn còn hoạt động.

Đăng ngày: 18/12/2022
Tết xưa và Tết nay có gì khác nhau?

Tết xưa và Tết nay có gì khác nhau?

Chẳng mấy chốc mà hết năm, một năm mới nữa lại đến. Mọi người ai ai cũng tất bật trong những ngày cuối năm này để chuẩn bị cho một năm mới tốt lành.

Đăng ngày: 18/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News