Trong tương lai, chúng ta có thể sản xuất cà phê không cần trồng cây

Các chuyên gia lấy tế bào của cây thật và phát triển trong phòng thí nghiệm, tạo ra cốc cà phê có mùi vị giống cà phê thông thường.

Tiến sĩ Heiko Rischer, trưởng khoa Công nghệ sinh học Thực vật tại viện nghiên cứu VTT (Phần Lan), đang phụ trách một dự án nghiên cứu nhằm sản xuất cà phê trong phòng thí nghiệm. Tuần trước, những nỗ lực này bắt đầu có kết quả khi nhóm nghiên cứu tạo ra cốc cà phê đầu tiên với mùi và vị tương tự cà phê thông thường, New Atlas hôm 20/9 đưa tin.


Cà phê rang xay sản xuất trong phòng thí nghiệm VTT và tế bào cà phê nuôi cấy (phải). (Ảnh: VTT).

Thế giới sản xuất gần 10 tỷ kg cà phê mỗi năm và nhu cầu tiêu thụ dự kiến còn tăng lên trong những thập kỷ tới. Để đáp ứng nhu cầu đó, con người sẽ cần thêm không gian để trồng cà phê. Điều này có thể đồng nghĩa với việc chặt phá nhiều mảnh rừng hơn để cây cà phê phát triển dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng cà phê dễ chịu tác động của biến đổi khí hậu. Khi thế giới ấm lên, diện tích phù hợp để trồng và sản xuất cà phê dự kiến giảm đi đáng kể. Nhiệt độ tăng cũng khiến các bệnh và sinh vật gây hại trở nên phổ biến hơn.

Công nghệ mới thể hiện một hình thức của "nông nghiệp tế bào", trong đó các sản phẩm được tạo ra bằng cách nuôi tế bào chứ không phải động thực vật thật sự. Do đó, quá trình này chỉ đòi hỏi một phần nhỏ năng lượng, nước và thải ra ít carbon.

"Ý tưởng ở đây là dùng công nghệ sinh học thay cho canh tác kiểu truyền thống để sản xuất thực phẩm, cung cấp giải pháp thay thế ít phụ thuộc hơn vào các hoạt động không bền vững. Ví dụ, các giải pháp này đòi hỏi ít nước và hoạt động vận chuyển hơn do sản xuất tại địa phương. Chúng cũng không phụ thuộc vào mùa vụ và không cần thuốc trừ sâu", Rischer giải thích.

"Quá trình chế tạo sử dụng tế bào thật của cây cà phê. Tế bào ban đầu được nuôi cấy từ một bộ phận của cây, ví dụ như lá. Tiếp theo, các tế bào nhân lên trong một môi trường dinh dưỡng nhất định. Cuối cùng, chúng được chuyển đến một lò phản ứng sinh học để thu hoạch. Sau đó, các tế bào được sấy khô, rang và có thể đem pha cà phê", ông nói thêm.

Nhóm nghiên cứu muốn hợp tác với các đối tác công nghiệp để phát triển một sản phẩm thực sự. "Theo kịch bản lạc quan nhất, một sản phẩm thương mại có thể sẵn sàng ra mắt trong 4 năm tới", Rischer chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News