Trong tương lai, phi hành gia có thể "ăn" tiểu hành tinh

Tiểu hành tinh có thể được phân giải rồi cho vi sinh vật ăn để chuyển thành sinh khối, dùng làm thực phẩm trong chuyến du hành vũ trụ.

Đảm bảo đủ thực phẩm khi du hành không gian sâu là một vấn đề lớn. Việc nuôi trồng thực phẩm rất khó và đòi hỏi nhiều tài nguyên. Trong khi đó, nếu chỉ dựa vào nguồn thực phẩm cung cấp sẵn sẽ rất rủi ro với chuyến đi dài ngày.

Trong nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí The International Journal of Astrobiology hôm 3/10, nhóm nhà khoa học tại Đại học Western Ontario, Canada, đề xuất rằng phi hành gia có thể sử dụng một nguồn dinh dưỡng đặc biệt: tiểu hành tinh.

Trong tương lai, phi hành gia có thể ăn tiểu hành tinh
Mẫu đất đá lấy từ tiểu hành tinh Bennu. (Ảnh: NASA).

Tất nhiên, phi hành gia không cần thực sự ăn đá. Ý tưởng của nhóm nghiên cứu là sử dụng kết hợp các quá trình hóa học và vật lý để phân giải tiểu hành tinh, sau đó đưa vật liệu đã phân giải cho vi sinh vật có lợi ăn. Các vi sinh vật này sẽ biến tiểu hành tinh thành "sinh khối" (biomass - vật liệu sinh học từ sinh vật sống) mà về mặt kỹ thuật, có thể nuôi sống phi hành gia.

Ý tưởng này lấy cảm hứng từ một cuộc điều tra của Bộ Quốc phòng Mỹ về cách tái chế những thùng nhựa chứa suất ăn quân đội và biến chúng thành thực phẩm. Đầu tiên, nhựa được phân giải thành khí và dầu bằng quá trình nhiệt phân. Dầu được cung cấp cho vi sinh vật bên trong một lò phản ứng sinh học, trở thành sinh khối dinh dưỡng.

Nói một cách đơn giản, các nhà nghiên cứu đang tìm cách tái tạo carbon thành một thứ giống thực phẩm, và điều tương tự có thể áp dụng cho những tiểu hành tinh giàu carbon như Bennu trong không gian.

"Nếu chúng ta cho vi sinh vật ăn thiên thạch tươi mới, nguyên sơ, điều gì sẽ xảy ra?", Annemiek Waajen, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Vrije Amsterdam, đặt câu hỏi. Theo nghiên cứu của Waajen trên hai tạp chí AstrobiologyScientific Reports, vi sinh vật sẽ tiêu thụ carbon của thiên thạch và phát triển.

Waajen cho biết, thiên thạch cũng có thể đã giúp Trái đất sơ khai trở thành nơi sinh sống được và ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa ban đầu của sinh vật: Có rất nhiều thiên thạch xung quanh những sinh vật đơn bào cổ xưa. "Rất nhiều vật liệu thiên thạch rơi xuống bề mặt Trái đất xung quanh thời điểm sự sống bắt đầu", Waajen cho biết.

Tuy nhiên, trước khi phi hành gia có thể ăn tiểu hành tinh, các nhà khoa học vẫn còn nhiều việc phải làm. Ví dụ, họ chưa biết sinh khối tạo ra có độc hại hay không, chưa kể đến việc khai thác tiểu hành tinh cũng là một quá trình đầy thách thức.

Waajen thừa nhận giải pháp ăn tiểu hành tinh vẫn còn rất xa mới có thể hiện thực hóa. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu rất hào hứng thử nghiệm ý tưởng mới. "Tôi đã hứa sẽ là người đầu tiên nếm thử. Nếu tôi vẫn sống, chúng ta có thể tiếp tục tiến hành với các nghiên cứu sinh", giáo sư kỹ thuật Joshua Pearce tại Đại học Western Ontario, đồng tác giả nghiên cứu mới, chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Quốc gia nào đang thống trị không gian?

Quốc gia nào đang thống trị không gian?

Cuộc chạy đua không gian bắt đầu trong Chiến tranh Lạnh và ngay từ đầu Liên Xô đã chiếm ưu thế về số lượng thiết bị và vật thể được phóng vào không gian.

Đăng ngày: 15/10/2024
Trung Quốc công bố phát hiện đột phá ở

Trung Quốc công bố phát hiện đột phá ở" Đại dương bão tố" của Mặt trăng

Một phân tích mới về vật liệu mà tàu Hằng Nga 5 của Trung Quốc thu thập được từ Mặt trăng đã xác nhận một suối nguồn sự sống mới, chảy từ nơi không thể ngờ: Mặt trời.

Đăng ngày: 15/10/2024
Một thế giới đại dương ẩn mình giữa sao Hỏa và sao Mộc?

Một thế giới đại dương ẩn mình giữa sao Hỏa và sao Mộc?

Vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc có thể từng sở hữu đại dương giống " mặt trăng sự sống" Europa của sao Mộc.

Đăng ngày: 12/10/2024
Mặt trăng của Trái đất là

Mặt trăng của Trái đất là "vật thể bị đánh cắp"?

Nghiên cứu mới đã lật ngược giả thuyết về việc Mặt Trăng ra đời từ mảnh vỡ của Trái Đất và hành tinh Theia.

Đăng ngày: 11/10/2024
Tàu NASA có phát hiện lớn ở

Tàu NASA có phát hiện lớn ở "vùng bóng tối vĩnh viễn"

Dữ liệu mới mà tàu NASA thu thập được có thể giúp các cơ quan vũ trụ tiến gần hơn đến việc thành lập căn cứ ngoài Trái đất đầu tiên.

Đăng ngày: 11/10/2024
NASA và SpaceX hoãn phóng tàu vũ trụ Europa Clipper do bão Milton

NASA và SpaceX hoãn phóng tàu vũ trụ Europa Clipper do bão Milton

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 7/10 thông báo hoãn triển khai nhiệm vụ Europa Clipper để đề phòng ảnh hưởng của bão Milton.

Đăng ngày: 09/10/2024
Biên giới của vũ trụ trông như thế nào?

Biên giới của vũ trụ trông như thế nào?

Có lẽ đây vẫn là câu hỏi của loài người cho đến muôn đời, bởi vì chúng ta không thể trả lời được, nhưng hãy thử hình dung nếu vũ trụ có giới hạn thì đường biên đó sẽ ra sao?

Đăng ngày: 09/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News