Trong vũ trụ không truyền được âm thanh, vậy các nhà du hành nói chuyện kiểu gì?

Cuộc sống ngoài vũ trụ rất khác với những gì diễn ra trên Trái Đất. Ngay cả những việc vô cùng đơn giản như giao tiếp cũng cần những thiết bị hỗ trợ mới có thể thực hiện được. Tại sao lại như vậy?

Âm thanh chỉ có thể truyền trong vật chất bởi bản chất của nó là sóng. Nhưng ở trong khoảng không gian ngoài bầu khí quyển lại chẳng có vật dẫn truyền nào hết - điều đó đồng nghĩa với việc âm thanh sẽ không tồn tại.

Trong vũ trụ không truyền được âm thanh, vậy các nhà du hành nói chuyện kiểu gì?
Hóa ra bầu khí quyển không chỉ có vai trò duy nhất là cung cấp dưỡng khí cho chúng ta thở mà còn chính là môi trường truyền âm thanh quan trọng nhất.

Nếu như là ở trong trạm vũ trụ (ví dụ như trạm ISS) thì mọi chuyện diễn ra rất bình thường, vì nơi này vẫn có không khí. Vậy ở ngoài vũ trụ, các du hành gia sẽ phải làm thế nào để nghe được âm thanh? Họ sẽ giao tiếp như thế nào?

Trong trạm hoặc tàu vũ trụ, các phi hành gia có thể nói chuyện với nhau bình thường do ở đây vẫn có không khí. Thế còn những lúc phải làm nhiệm vụ ở ngoài những nơi này - họ giao tiếp với nhau như thế nào?

Trong vũ trụ không truyền được âm thanh, vậy các nhà du hành nói chuyện kiểu gì?
Mọi việc chỉ đơn giản khi ở trong tàu vũ trụ.

Điều này đã từng là một bài toán hóc búa cho các nhà nghiên cứu thời trước, khi con người đang thực hiện những bước tiến đầu tiên trong lĩnh vực du hành vũ trụ. Sau này, nhờ công sức và nỗ lực của rất nhiều chuyên gia, vấn đề đã được giải quyết một cách hoàn hảo dựa vào nguyên lý: Sóng âm không truyền được trong chân không, nhưng sóng điện từ thì có.

Một thiết bị ghi âm nhỏ sẽ được lắp ở phía trong mũ du hành, ghi lại giọng nói của phi hành gia, rồi chuyển nó thành dạng sóng radio truyền sang mũ của người khác, hoặc truyền về trạm thu Trái Đất. Các máy thu bắt sóng và dịch sang dạng âm thanh - hệt như cách chúng ta nghe đài radio vậy.

Trong vũ trụ không truyền được âm thanh, vậy các nhà du hành nói chuyện kiểu gì?
Một thiết bị ghi âm nhỏ sẽ được lắp ở phía trong mũ du hành, ghi lại giọng nói của phi hành gia.

Tuy nhiên, đôi khi việc truyền sóng gặp trục trặc khiến cho cách giao tiếp này bị vô hiệu. Và để khắc phục tạm thời, các phi hành gia sẽ sử dụng đến một giải pháp thay thế rất... đáng yêu, đó là chạm mũ vào nhau và sau đó nói chuyện bình thường.

Âm thanh sẽ truyền từ người nói qua không khí trong mũ, qua thành mũ tới tai người kia. Ngoại trừ khoản phải cụng đầu thì mọi thứ cũng không khác biệt gì cho lắm.

Chính vì vậy người ta mới nói rằng cuộc sống ngoài không gian tuy có nhiều khó khăn, nhưng bù lại cũng vô vàn điều thú vị. Bạn có công nhận không?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Phi hành gia Mỹ đi bộ ngoài không gian lắp camera độ phân giải cao

Phi hành gia Mỹ đi bộ ngoài không gian lắp camera độ phân giải cao

Các máy quay này được thiết kế để giúp việc cập bến Trạm Không gian Quốc tế (ISS) của các chuyến tàu thương mại trong tương lai trở nên dễ dàng hơn.

Đăng ngày: 15/06/2018
Sẽ có

Sẽ có "pháo đài" dọn rác vũ trụ

Theo báo Daily Mail, Nga đang xây dựng một pháo đài tia tử thần (Death Ray) có thể ngắm và phá hủy nhiều mục tiêu trong không gian.

Đăng ngày: 14/06/2018
Do lỗi của phi hành gia Apollo khiến nhiệt độ Mặt trăng tăng lên trong 40 năm qua

Do lỗi của phi hành gia Apollo khiến nhiệt độ Mặt trăng tăng lên trong 40 năm qua

Có vẻ như bên cạnh những dấu chân, các phi hành gia Apollo lại để lại nhiều hơn thế.

Đăng ngày: 13/06/2018
Không-thời gian là gì?

Không-thời gian là gì?

Mọi người thường coi không gian là thứ hiển nhiên. Nó trống không, là bối cảnh cho mọi thứ khác. Thời gian, tương tự như vậy, đơn giản là những tiếng tích tắc không ngừng.

Đăng ngày: 13/06/2018
Ngoại hành tinh nơi một năm kéo dài 19,5 ngày

Ngoại hành tinh nơi một năm kéo dài 19,5 ngày

Các nhà khoa học Ấn Độ chỉ ra một ngoại hành tinh quay xung quanh ngôi sao tương tự Mặt Trời cách Trái Đất 600 năm ánh sáng, Science Alert hôm 11/6 đưa tin.

Đăng ngày: 12/06/2018
Loạt phát hiện cực thú vị về thiên hà lùn IC 4710

Loạt phát hiện cực thú vị về thiên hà lùn IC 4710

Người ta cho rằng thiên hà bất thường này đã bị méo mó theo thời gian, thông qua lực hấp dẫn ngoài khi tương tác hoặc sáp nhập các thiên hà khác.

Đăng ngày: 12/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News