Trực giác có thể tăng cường độ chính xác của việc ra quyết định

Trực giác có thể giúp mọi người đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác và tự tin hơn, theo môt nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học New South Wales (Úc), được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm thần (Psychological Science) vào tháng 5 vừa qua.

Các nhà nghiên cứu định nghĩa trực giác xảy ra khi, "các cảm xúc vô thức... làm thiên lệch hành vi phi cảm tính tương ứng". Trong quá trình đưa ra các quyết định thực tiễn, một cảm giác hay trực giác vô thức sẽ dẫn dắt chúng ta.


Khi đưa ra quyết định, một cảm giác hay trực giác vô thức sẽ dẫn dắt chúng ta.

Để tạo ra một tác nhân kích thích cảm xúc vô thức, các nhà nghiên cứu đã cho nhấp nháy các hình ảnh tiềm thức. Một hình vuông màu đã xuất hiện trong một thời gian ngắn bên cạnh các chấm nhỏ. Đôi lúc đó chỉ là một hình vuông màu. Thỉnh thoảng, một hình ảnh đã nhấp nháy quá nhanh bên trong nó đến nỗi nó không thể được nhận thức một cách rõ ràng. Hình ảnh này nhằm mục đích gợi lên một cảm xúc tích cực hay tiêu cực (Lấy ví dụ, có thể là một em bé hoặc một con rắn).

Khi được cho xem các hình ảnh mang tính tích cực, họ đã thực hiện tốt hơn trong các quyết định phi cảm tính. Không chỉ họ cảm thấy tốt hơn về quyết định của mình, mà quyết định được họ đưa ra cũng chính xác hơn.


Thông tin cảm tính vô thức có thể gia tăng mức độ chính xác và sự tự tin trong nhiệm vụ ra quyết định phi cảm tính tương ứng.

Nghiên cứu này cho hay: "Tuy rằng hầu hết mọi người đều đồng tình rằng có một hiện tượng gọi là trực giác, bao gồm các quá trình vô thức, nhanh chóng, và đầy cảm tính, nhưng không có nhiều bằng chứng thuyết phục ủng hộ quan điểm này. Ở kĩ thuật này, các thông tin cảm tính tiềm thức được đưa ra cho các đối tượng thí nghiệm trong quá trình họ đưa ra các quyết định cảm quan hoàn toàn có ý thức.

Các dữ liệu hành vi và tâm sinh lý của chúng ta ... cho thấy rằng thông tin cảm tính vô thức có thể gia tăng mức độ chính xác và sự tự tin trong nhiệm vụ ra quyết định phi cảm tính tương ứng, đồng thời cũng làm tăng tốc thời gian phản hồi".

Tham khảo: theepochtimes

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

Đăng ngày: 21/04/2025
Thị trấn

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm

Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Đăng ngày: 18/04/2025
14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

Hãy cố gắng tránh xa những loại chất kịch độc này bằng mọi giá. Nếu tiếp xúc với chúng, bạn sẽ chết ngay lập tức.

Đăng ngày: 18/04/2025
5 cuốn sách kì bí về phép thuật, lời nguyền và bùa chú của thời cổ đại

5 cuốn sách kì bí về phép thuật, lời nguyền và bùa chú của thời cổ đại

Thời xa xưa, việc dùng phép thuật, bùa chú, lời nguyện được phát triển khắp các nền văn hóa trên thế giới. Thậm chí chúng con được ghi chép thành những cuốn sách ma thuật lưu truyền qua các thế hệ. Dưới đây là 5 cuốn bản thảo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới phép thuật cổ xưa.

Đăng ngày: 18/04/2025
Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

Đăng ngày: 17/04/2025
6 công dụng bạn không thể ngờ của

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"

Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Đăng ngày: 17/04/2025
Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News