Trực thăng "tóm gọn" tên lửa đang quay về Trái đất

Sau khi phóng vệ tinh lên quỹ đạo, tầng thứ nhất của tên lửa Electron đã được Rocket Lab - công ty vũ trụ Mỹ - dùng trực thăng bắt lấy khi nó đang rơi trở lại Trái đất.

Sau khi cất cánh để đưa 34 vệ tinh về phía quỹ đạo lúc 10h50 sáng (theo giờ địa phương) hôm 3/5 ở New Zealand, tầng thứ nhất của tên lửa Electron đã rơi trở lại bầu khí quyển của Trái đất. Sau đó, một loạt dù đã được triển khai để giảm tốc vật thể này, theo Guardian.

Trực thăng tóm gọn tên lửa đang quay về Trái đất
Chiếc trực thăng lượn qua chiếc tên lửa nhằm cố gắng bắt lấy nó. (Ảnh: AP).

Ở trên không tại Nam Thái Bình Dương, ngay ngoài khơi bờ biển New Zealand, một chiếc trực thăng đã bay tới và dùng dây cáp tóm lấy dây dù.

Sau đó, các phi công trực thăng buộc phải thả tên lửa ra khỏi dây cáp và thả nó xuống Thái Bình Dương sau khi nhận thấy điểm bất thường, phát ngôn viên của Rocket Lab cho biết.

“Đưa một tên lửa trở lại từ không gian và bắt nó bằng trực thăng có một chút giống với vở ba lê siêu thanh. Rất nhiều yếu tố phải liên kết và nhiều hệ thống phải hoạt động hoàn hảo với nhau", Peter Beck, nhà sáng lập Rocket Lab cho biết. Ông bày tỏ sự tự hào đối với đội ngũ đã giúp nhiệm vụ này thực hiện thành công.

Tầng tên lửa này đã rơi xuống biển sau khi được tóm lấy, từ đó thiệt hại sau va chạm với nước đã được giảm thiểu. Tên lửa này đã được trục vớt. Tình trạng của nó sẽ được đánh giá để quyết định xem có nên tái sử dụng hay không.

Thử nghiệm này là một phần trong nỗ lực của Rocket Lab nhằm tìm ra cách tái sử dụng tầng thứ nhất của tên lửa, từ đó giúp giảm chi phí phóng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA, Boeing thông báo thời điểm phóng thử tàu vũ trụ Starliner

NASA, Boeing thông báo thời điểm phóng thử tàu vũ trụ Starliner

NASA dự kiến sẽ phóng thử Starliner vào 5h54 ngày 20/5 (giờ Việt Nam) từ Trung tâm vũ trụ Kennedy. Nếu thành công, Boeing sẽ tiến hành thêm một vụ phóng thử khác có sự tham gia của phi hành đoàn.

Đăng ngày: 05/05/2022
Những hiện tượng thiên văn độc đáo sẽ xuất hiện trong tháng 5 này

Những hiện tượng thiên văn độc đáo sẽ xuất hiện trong tháng 5 này

Theo Hội Thiên văn Hà Nội HAS, trong tháng 5 năm 2022, những người yêu thiên văn có thể quan sát những hiện tượng kỳ thú trên bầu trời.

Đăng ngày: 04/05/2022
Kính thiên văn bắt được

Kính thiên văn bắt được "tiếng vang" từ 8 quái vật tàng hình

Như cách những con dơi phát ra sóng âm và nhìn thấy các vật thể qua sóng phản xạ, kính viễn vọng NICER của NASA đã vô tình khám phá ra 8 quái vật tàng hình ngay trong dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 03/05/2022
Nga tuyên bố

Nga tuyên bố "dứt áo" rời Trạm Vũ trụ Quốc tế, lập căn cứ riêng

Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos tuyên bố các lệnh trừng phạt của phương Tây đang ngăn cản việc hợp tác trên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Đăng ngày: 03/05/2022
Thiên thạch, tàu vũ trụ và trạm ISS cùng bay trên trời

Thiên thạch, tàu vũ trụ và trạm ISS cùng bay trên trời

Trong video, thiên thạch lao xuống với tốc độ nhanh nhưng bay cách xa tàu vũ trụ hàng trăm km và không gây nguy hiểm.

Đăng ngày: 03/05/2022
Dàn sinh vật hồi sinh trong

Dàn sinh vật hồi sinh trong "hỏa ngục" ngay trên Trái đất

Nghiên cứu mới cho thấy, một loạt nấm và vi khuẩn không chỉ sống sót sau trận cháy lớn Soberanes năm 2006 mà còn phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, như được lửa tiếp thêm nguồn sống.

Đăng ngày: 03/05/2022
Mưa sao băng sắp đạt cực đại 50 vệt sáng mỗi giờ

Mưa sao băng sắp đạt cực đại 50 vệt sáng mỗi giờ

Những người yêu thích thiên văn trên khắp thế giới sẽ có cơ hội quan sát trận mưa sao băng Eta Aquarids đạt cực đại vào giữa tuần này.

Đăng ngày: 03/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News