Trục vớt động cơ phi thuyền Apollo dưới đáy đại dương
Động cơ tên lửa của phi thuyền Apollo bị chìm dưới đáy Đại Tây Dương 40 năm qua đã được nhóm thám hiểm của nhà sáng lập tập đoàn bán lẻ trên mạng Amazone.com là Jeff Bezos trục vớt.
Ông Jeff Bezos thông báo trên website của mình: “Chúng tôi phát hiện rất nhiều. Chúng tôi nhìn thấy một xứ sở thần tiên dưới nước, một công trình điêu khắc lạ thường với một khu vườn động cơ F1 bị vặn vẹo, nhắc lại câu chuyện có kết cục dữ dội làm di chúc cho chương trình Apollo”.
Phi thuyền Apollo dưới đáy biển
Theo ông Bezos, các động cơ này nằm ở độ sâu 4.270m, ở vùng biển ngoài khơi Mũi Carnaveral, thuộc bang Florida.
Khoảng 1 năm trước, Bezos thông báo đoàn thám hiểm riêng của ông đã định vị những thiết bị cũ nằm dưới đáy biển sâu mà ông cho là các động cơ tên lửa của phi thuyền Appollo 11 được phóng lên vào năm 1969 - với sứ mệnh đưa con người lên mặt trăng lần đầu tiên.
Động cơ phi thuyền Apollo dưới đáy biển
Động cơ phi thuyền Apollo được trục vớt
Nhà lãnh đạo Cơ quan Hàng không và không gian Mỹ (NASA) Charles Bolden thông báo hôm 20/3: “Gần một năm trước, ông ông Jeff Bezos đã tâm sự với chúng tôi về kế hoạch trục vớt các tên lửa F1. Chúng tôi chia sẻ niềm phấn khích của ông ấy và nhóm thám hiểm khi họ thông báo trục vớt 2 trong số các động cơ tầng đầu của tên lửa Saturn V nằm sâu dưới đáy Đại Tây Dương”.
Khi những động cơ của các tên lửa đẩy Saturn V với sứ mệnh bay quanh quỹ đạo và lên mặt trăng của chương trình Apollo được sử dụng, có 5 động cơ F1 đã rơi xuống Đại Tây Dương và người ta nghĩ rằng nó sẽ mãi mãi nằm dưới lòng biển.
Động cơ phi thuyền Apollo
Trước đây, ông Bezos thông báo khi 2 động cơ F1 được trục vớt, ông sẽ trưng bày một cái tại The Museum of Flight ở Seattle, gần trụ sở Công ty bay không gian thương mại Blue Origin của ông Bezos và tập đoàn Amazon.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
