Trúng độc rắn trong tình huống không thể tin nổi
Một người đàn ông ở nam Texas, Mỹ nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì bị con rắn chuông cắn vào tay mặc dù rắn đã mất đầu.
Theo tờ cbs news, cô Jennifer Sutcliffe và chồng đang dọn sân nhà cuối tuần thì nhìn thấy một con rắn chuông dài khoảng 1,25 mét.
Người chồng đã nhanh chóng vung tay chặt đứt đầu con rắn. Tuy nhiên, khi anh ta thò tay cầm con rắn lên để vứt đi thì chiếc đầu cụt tấn công, cắn luôn vào tay.
Rắn vẫn có phản xạ cắn nhiều giờ sau khi chết.
Chồng của Jennifer ngay lập tức lên cơn co giật, mất dần thị lực. Anh được trực thăng đưa đến bệnh viện trong tình trạng khẩn cấp và được tiêm thuốc chống độc CroFab. Bác sĩ sợ rằng anh sẽ không thể qua khỏi.
Jennifer Sutcliffe chia sẻ: "Thường người ta chỉ cần hai đến bốn liều chống độc còn chồng tôi thì dùng đến 26 liều".
Hơn một tuần sau, người đàn ông này dần phục hồi nhưng có dấu hiệu suy giảm chức năng thận.
Leslie Boyer, bác sĩ chống độc tại Viện VIPER, Đại học Arizona, khuyến cáo người dân không nên giết rắn, nhất là giết rắn bằng cách chặt hay cắt.
Rắn vẫn có phản xạ cắn nhiều giờ sau khi chết. Vì cơ thể chúng các chất chuyển hóa chậm hơn nhiều so với con người, cơ quan nội tạng có thể sống lâu hơn.
Theo lẽ tự nhiên, con vật trở nên hung dữ hơn khi bị giết, chúng cảm giác đó là cơ hội cuối cùng để nỗ lực nên nhiều khi sẽ phun ra tất cả nọc độc.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại
Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.
