Trứng không phải "kẻ thù" đối với người mắc bệnh tiểu đường
Hãng thông tấn nhà nước ANSA của Italy dẫn nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ cho biết ăn nhiều trứng không làm tăng cholesterol, đường huyết hoặc mức đường ở những người mắc bệnh tiểu đường. Trứng sẽ không còn bị loại ra khỏi thực đơn dành cho những bệnh nhân này.
Theo phóng viên tại Rome, để tiến hành nghiên cứu trên, nhóm nhà khoa học tại Trung tâm Charles Perkins thuộc Đại học Sydney đã chia 128 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền đái tháo đường thành 2 nhóm: một nhóm có mức tiêu thụ trứng cao (12 quả mỗi tuần) và nhóm kia có mức tiêu thụ thấp (khoảng 2 quả mỗi tuần).
Họ theo dõi các bệnh nhân này trong suốt 12 tháng, trong đó có 3 tháng ăn theo chế độ kiêng nhưng không thay đổi lượng trứng được hấp thụ.
Trứng sẽ không còn bị loại ra khỏi thực đơn dành cho những người mắc tiểu đường nữa.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm bệnh nhân này trên các chỉ số cholesterol "xấu", lượng đường trong máu và huyết áp. Hơn nữa, việc tiêu thụ trứng khác nhau cũng không ảnh hưởng đến cân nặng cơ thể.
Tác giả Nick Fuller nhấn mạnh công trình nghiên cứu lần này đã củng cố thêm kết quả các nghiên cứu trước đây rằng trứng có rất nhiều lợi ích, từ nguồn protein cho tới vi chất dinh dưỡng tốt cho mắt, tim và mạch máu.
Nhà nghiên cứu nội tiết học Maria Ida Maiorino tại Đại học Campania (Nam Italy) nhận xét nghiên cứu này đặc biệt thú vị đối với các cộng đồng người Bắc Âu quen tiêu thụ một lượng lớn trứng cho bữa ăn sáng.
Kết quả này đối lập hoàn toàn với các kết luận bệnh học trước đây từng khẳng định có mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiêu thụ trứng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Trong khi đó, chuyên gia Hiệp hội Bệnh tiểu đường Italy (Sid) khuyên các bệnh nhân mắc tiểu bệnh tiểu đường nên ăn trứng luộc chín kỹ hoặc lòng đào, hoặc thậm chí chiên bằng dầu ôliu nguyên chất để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.
