Trung Quốc cho tàu phóng Hằng Nga 5 đâm vào Mặt trăng

Sau khi mang các mẫu vật từ Mặt trăng lên tàu quỹ đạo thuộc nhiệm vụ Hằng Nga 5, phương tiện phóng tàu đã quay trở lại và đâm vào Mặt trăng để tránh "xả rác" ngoài không gian.

Nhiệm vụ Hằng Nga 5 có nhiều phương tiện chuyên dụng, phục vụ từng giai đoạn khác nhau như hạ cánh ở Mặt trăng, thu thập mẫu vật và bay về Trái đất. Điều này có nghĩa một số phương tiện sẽ không còn giá trị khi hoàn thành nhiệm vụ của chúng.

Phương tiện phóng là bộ phận giúp chở những thiết bị và mẫu vật bay ra khỏi Mặt trăng để đến tàu quỹ đạo. Ngay sau khi hoàn tất bàn giao mẫu vật phẩm, phía Trung Quốc đã cho phương tiện phóng rơi tự do vào Mặt trăng.

Trung Quốc cho tàu phóng Hằng Nga 5 đâm vào Mặt trăng
Hình ảnh bề mặt Mặt trăng. (Ảnh: NASA).

Theo SpaceNews, nhóm điều khiển của sứ mệnh Hằng Nga 5 thuộc Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc đã kích hoạt phương tiện phóng vào 17h59 theo giờ phương Đông. Thiết bị phóng đã hoàn thành nhiệm vụ và đâm vào Mặt trăng vào 18h30.

Quá trình hạ cánh, thu thập mẫu vật và chuyển chúng đến tàu quỹ đạo được hoàn thành trong chưa đầy một tuần. Đây được đánh giá là nhiệm vụ có tốc độ hoàn thành rất nhanh. Dự kiến, khoảng một tuần nữa, các mẫu vật sẽ được đưa trở về Trái đất.

Việc đâm tàu phóng vào Mặt trăng được xem là quyết định đáng chú ý của sứ mệnh Hằng Nga 5. Sứ mệnh không gian này đi kèm rất nhiều thiết bị, phương tiện. Sau khi các thiết bị hoàn thành công đoạn của nó, việc để chúng lơ lửng quanh quỹ đạo Mặt trăng là ý tưởng tồi. Theo BGR, điều này sẽ tạo ra nhiều rác trong không gian. Tuy vậy, việc đâm tàu phóng vào Mặt trăng cũng không được đánh giá là hành động đúng đắn.

So với lượng rác nhân tạo quay quanh Trái đất, có rất ít không gian ở Mặt trăng. Nếu ngày càng có nhiều nhiệm vụ bỏ lại thiết bị, linh kiện, "rác Mặt trăng" sẽ trở thành vấn đề lớn.

Hằng Nga 5 là tàu vũ trụ thứ ba của Trung Quốc đáp xuống Mặt trăng và là tàu đầu tiên cất cánh từ hành tinh này để trở lại Trái đất, theo AP.

Hằng Nga 5 đáp xuống khu vực Biển Bão của Mặt trăng hôm 1/12. Nhiệm vụ của tàu vũ trụ này là thu thập khoảng 2kg đá từ Mặt trăng và đưa chúng trở lại Trái đất.

Nếu thành công, đây là lần đầu tiên tàu vũ trụ đưa mẫu vật từ đây về Trái đất kể từ khi nhiệm vụ tương tự được tàu vũ trụ Liên Xô thực hiện vào những năm 1970. Trước đó, các phi hành gia Apollo của Mỹ mang về những tảng đá từ Mặt trăng nặng hàng chục kg.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sau 400.000 năm nữa Dải Ngân Hà trông ra sao?

Sau 400.000 năm nữa Dải Ngân Hà trông ra sao?

Bầu trời đêm sau nửa triệu năm nữa trông sẽ hoàn toàn khác với hiện nay.

Đăng ngày: 11/12/2020
NASA công bố các mục tiêu của sứ mệnh khám phá Mặt Trăng Artemis III

NASA công bố các mục tiêu của sứ mệnh khám phá Mặt Trăng Artemis III

Một trong các mục tiêu của Artemis III là mang về Trái Đất tổng khối lượng 85kg mẫu vật bề mặt và dưới bề mặt của Mặt trăng, nhiều hơn mức trung bình 64kg mẫu vật mà sứ mệnh Apollo thu thập được.

Đăng ngày: 10/12/2020
Tàu NASA chụp ảnh trạm đổ bộ Trung Quốc trên Mặt trăng

Tàu NASA chụp ảnh trạm đổ bộ Trung Quốc trên Mặt trăng

Trạm đổ bộ Hằng Nga 5 trông giống một đốm sáng tí hon trong ảnh chụp của tàu LRO hoạt động trên quỹ đạo Mặt trăng.

Đăng ngày: 10/12/2020
Ngọn lửa Mặt trời mạnh nhất trong 3 năm

Ngọn lửa Mặt trời mạnh nhất trong 3 năm

Các nhà khoa học cho biết, vào ngày 29/11, Mặt trời đã giải phóng ngọn lửa mạnh nhất trong hơn 3 năm qua.

Đăng ngày: 09/12/2020
Vụ va chạm có thể tạo ra Mặt trăng 4,5 tỷ năm trước

Vụ va chạm có thể tạo ra Mặt trăng 4,5 tỷ năm trước

Mô phỏng trên siêu máy tính hé lộ kết quả của vụ va chạm giữa hành tinh cổ Theia với Trái đất, sự kiện có thể tạo ra Mặt trăng.

Đăng ngày: 09/12/2020
Lần đầu tiên hai tàu SpaceX ghép nối với trạm ISS cùng lúc

Lần đầu tiên hai tàu SpaceX ghép nối với trạm ISS cùng lúc

Bức ảnh do NASA chia sẻ cho thấy tàu chở hàng Dragon và tàu chở phi hành gia Crew Dragon của SpaceX đậu ở hai cổng của trạm ISS.

Đăng ngày: 09/12/2020
5 tiểu hành tinh lao đến trái đất trong tuần này

5 tiểu hành tinh lao đến trái đất trong tuần này

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ cho biết trong tuần này sẽ có năm tiểu hành tinh bay sượt qua Trái đất, mỗi tiểu hành tinh có đường kính hơn 20 m.

Đăng ngày: 09/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News