Trung Quốc công bố kế hoạch chinh phục "Trái đất thứ 2"
Theo tờ Space, dự án được đề xuất bởi Đài quan sát thiên văn Thượng Hải (SAO) và dự kiến được thực hiện vào mùa hè này sẽ giúp Trung Quốc tham gia đường đua đi tìm "Trái đất thứ 2" mà Mỹ và các nước châu Âu cũng đang ráo riết săn lùng.
Đó sẽ là các hành tinh có kích thước tương đương Trái đất, quỹ đạo tương tự, quay quanh các hành tinh giống Mặt trời - những điều kiện đầu tiên để sự sống có cơ hội phát sinh.
Trái đất và các hành tinh từng được xác định là khá giống Trái đất từng được tìm thấy - (Ảnh: NASA)
Kính viễn vọng không gian mang tên Earth 2.0, tức "Trái đất phiên bản 2.0" sẽ nằm cách Trái đất khoảng 1,5 triệu km, quay quanh điểm Lagrange 2 của Mặt trời - Trái đất. Điểm Lagrange hay "điểm đu đua" là các vị trí trong không gian liên hành tinh mà vật thể sẽ chỉ chịu tác động yếu của lực hấp dẫn từ 2 thiên thể lớn mà nó nằm giữa, giúp kính viễn vọng có một nơi trú ngụ hầu như yên tĩnh để thực hiện nhiệm vụ.
Earth 2.0 sở hữu 7 kính viễn vọng nhỏ, sẽ bao quát vùng trời hướng về phía trung tâm thiên hà, cố bắt được dấu hiệu của các hành tinh khi chúng bay ngang qua khoảng không giữa sao mẹ và Trái đất, khiến độ sáng thay đổi.
Đó cũng là cách phổ biến nhất mà các cơ quan vũ trụ săn tìm ngoại hành tinh, bởi chúng thường quá xa để có thể nhìn trực tiếp. Tìm được các hành tinh có điều kiện cơ bản giống Trái đất sẽ rất quan trọng bởi điều đó giúp các nhà khoa học khắp thế giới thu hẹp phạm vi săn tìm sự sống.
"Những ứng cử viên hành tinh này có thể được theo dõi thêm bằng kính thiên văn mặt đất để xác định khối lượng và mật độ qua phép đo vận tốc xuyên tâm, một số quay quanh các ngôi sao sáng có thể được theo dõi thêm bằng quang phổ" - giáo sư Ge Jian từ SAO nói với tờ Space qua e-mail.
Hướng quan sát của Earth 2.0 trùng với khu vực mà Kepler của NASA theo dõi suốt 9 năm qua, tuy nhiên Earth 2.0 sẽ có trường nhìn lớn hơn nhiều, giúp nó nắm bắt được khu vực rộng hơn và thấy được nhiều ngôi sao hơn. Nếu kế hoạch thuận lợi, Earth 2.0 sẽ ra mắt năm 2026.
Kepler đã quan sát được nửa triệu ngôi sao và 2.392 ngoại hành tinh trong nhiệm vụ đáng kinh ngạc của nó.

"Cổng thời gian" hé lộ cảnh thiên hà chứa Trái đất hóa quái vật
Những điều xảy ra với thiên hà chứa Trái Đất hàng tỉ năm trước vừa được tái hiện bởi 2 thiên hà NGC 1512 và NGC 1510.

Trong vũ trụ có một loại "cỗ máy thời gian", uốn cong được cả không gian và thời gian
Đó là khẳng định của một nhóm các nhà khoa học quốc tế khi nghiên cứu về siêu tân tinh 2014C, một loại quái vật vũ trụ có khả năng " bẻ cong" không-thời gian.

Sự thật về hình ảnh con sứa vũ trụ trên bầu trời Georgia
Rạng sáng 5/5, một camera ở Waycross, bang Georgia, Mỹ đã chứng kiến một vật thể bí ẩn xuyên qua bầu trời.

Con người đã có thể nghe được “giọng nói” của hố đen, một thứ âm thanh đầy sự ma quái
Các nhà nghiên cứu tại MIT đã tìm ra cách mô phỏng âm thanh của ánh sáng phản xạ xung quanh một lỗ đen.

NASA đăng video mô phỏng lỗ đen, cảnh báo “đừng nhìn lâu kẻo bị hút vào”, netizen nói gì?
Những bí ẩn trong vũ trụ bao la luôn có sức hút với hầu hết mọi người. Trong đó, có một khái niệm hay được nhắc đến nhưng lại rất khó tưởng tượng, chính là lỗ đen.

Nước từ bầu khí quyển Trái đất có thể đã gây mưa trên Mặt trăng
Trong hàng tỷ năm qua, Trái đất có thể đã đổ khoảng 3.500km khối nước lên các cực của Mặt trăng.
