Trung Quốc công bố sách trắng về đất hiếm
Ngày 20/6, Trung Quốc đã công bố sách trắng đầu tiên về đất hiếm nhằm bảo vệ tốt hơn nguồn tài nguyên có giá trị của nước này.
Sách trắng mang tên “Situation and Policies of China’s Rare Earth Industry” (Tình hình và chính sách của ngành công nghiệp đất hiếm Trung Quốc) được Văn phòng thông tin của Hội đồng nhà nước Trung Quốc công bố. Sự ra đời của cuốn sách nhằm giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình và chính sách của ngành công nghiệp đất hiếm của nước này.
Trung Quốc đang là nước cung cấp đất hiếm chủ yếu của thế giới. (Nguồn: Global Times)
“Một số nước tỏ ra bực bội về tình hình của ngành công nghiệp đất hiếm Trung Quốc và các chính sách liên quan, nên đã đưa ra nhiều suy đoán và bịa đặt nhiều chuyện", cuốn sách viết.
Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, cung cấp hơn 90% nhu cầu kim loại đất hiếm cho toàn cầu, mặc dù trữ lượng đất hiếm của nước này chỉ chiếm 23% tổng trữ lượng đất hiếm của thế giới. Kim loại đất hiếm, là 1 trong số 17 kim loại có vai trò rất quan trọng để sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ cao, từ điện thoại thông minh và tua-bin gió đến pin xe điện. Nhưng khai thác các kim loại này cực kỳ gây tổn hại cho môi trường.
Để kiểm soát thiệt hại về môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên không tái tạo này, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách, bao gồm cả chính sách áp dụng mũ sản xuất, hạn ngạch xuất khẩu, tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt và các loại thuế tài nguyên cao hơn. Tuy nhiên, các chính sách này đã gây ra khiếu nại từ các nước tiêu dùng lớn như Nhật Bản (là nước mua 56% kim ngạch xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc trong năm 2011). Còn Trung Quốc dù khẳng định tiếp tục cung cấp đất hiếm cho thị trường toàn cầu nhưng vẫn duy trì chính sách điều tiết sản xuất đất hiếm.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
