Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ Thần Châu 10
Lúc 17h38 (giờ địa phương, 16h38 giờ Việt Nam) hôm 11/6, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ Thần Châu 10, thực hiện sứ mệnh tàu không gian có người lái lần thứ 5 của Trung Quốc.
>>> Trung Quốc công bố thời gian phóng Thần Châu 10
Tàu Thần Châu 10 được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc ở tây bắc Trung Quốc vào lúc 17h38 (giờ địa phương, 16h38 giờ Việt Nam). Các phi hành gia gồm Nhiếp Hải Thắng, Trương Hiểu Quang cùng cô Vương Á Bình.
Cô Vương là phi hành gia nữ thứ hai trong các chuyến tàu vũ trụ không người lái của Trung Quốc và là phi hành gia đầu tiên thuộc thế hệ 8X. Trưởng thành tại tỉnh Sơn Đông, cô Vương (năm nay 33 tuổi) được chọn trở thành phi hành gia vào năm 2010.
Ba phi hành gia trên tàu Thần Châu 10: Nhiếp Hải Thắng (phải), Trương Hiểu Quang (giữa), và cô Vương Á Bình (trái) - (Ảnh: Xinhua)
Trưởng đoàn là ông Nhiếp Hải Thắng, 48 tuổi. Đây là chuyến bay vào không gian thứ hai của ông. Nhiệm vụ đầu tiên của ông vào năm 2008 là trong chuyến tàu Thần Châu 6.
Ông Trương Hiểu Quang (47 tuổi) từng là một phi công cao cấp trong lực lượng không quân. Ông được chọn trở thành phi hành gia vào năm 1998. Tuy nhiên chuyến đi hôm nay là lần đầu tiên ông Trương bay vào vũ trụ.
Tàu vũ trụ Thần Châu 10 sẽ hoạt động trong không gian 15 ngày - khoảng thời gian lâu nhất từ trước đến nay đối với các sứ mệnh vũ trụ của Trung Quốc. Sau khi vào vũ trụ, tàu sẽ ghép nối với module Thiên Cung 1 và các phi hành gia thực hiện những khảo sát được giao.
Bên cạnh đó, các phi hành gia cũng có bài thuyết giảng dành cho sinh viên từ vũ trụ. Cô Vương là người dẫn dắt buổi học này. “Chúng tôi mong muốn mang chương trình không gian đến gần hơn với thế hệ trẻ, cải thiện sự hiểu biết của họ và lĩnh vực này, đồng thời lôi kéo sự quan tâm của họ đối với công việc của chúng tôi” - cô Vương nói.
Cùng ngày, Trung Quốc cũng đưa tàu sân bay đầu tiên vào tiến hành thí nghiệm khoa học và huấn luyện trên biển.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
