Trung Quốc đạt bước tiến mới trong cuộc đua vào không gian

Việc phóng thành công tên lửa nhiên liệu lỏng là minh chứng cho năng lực ngày càng gia tăng của ngành công nghiệp vũ trụ tư nhân Trung Quốc.

Theo SCMP, công ty Tianbing Technology có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vừa phóng thành công tên lửa tên lửa Tianlong-2 (Thiên Long-2). Đây là tên lửa chứa nhiên liệu lỏng đầu tiên được phóng vào không gian bởi một công ty tư nhân của Trung Quốc.

Trung Quốc đạt bước tiến mới trong cuộc đua vào không gian
Tianbing Technology trở thành công ty tư nhân đầu tiên ở Trung Quốc phóng thành công tên lửa nhiên liệu lỏng vào không gian. (Ảnh: SCMP).

Trang Devdiscference đánh giá Tianbing đã đạt được một cột mốc quan trọng trong ngành công nghiệp vũ trụ thương mại. Không giống như tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn với đặc tính không thể điều chỉnh dòng nhiên liệu, tên lửa đẩy nhiên liệu lỏng có khả năng kiểm soát tốt hơn các chuyến bay.

Đối với một số tên lửa như Falcon 9 của SpaceX, khả năng sử dụng nhiên liệu lỏng cho phép tên lửa có khả năng quay trở lại Trái Đất từ quỹ đạo trong điều kiện hạ cánh có kiểm soát, từ đó gia tăng khả năng tái sử dụng của tên lửa.

Nhờ vậy, thành công của Tianbing Technology được xem là cột mốc quan trọng trong ngành công nghiệp vũ trụ thương mại của Trung Quốc, cũng như làm nổi bật sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trong cuộc đua vũ trụ toàn cầu.

Tại đó, các công ty tư nhân đang cho thấy họ hoàn toàn có thể trở thành một thế lực nhờ tích cực đầu tư vào lĩnh vực khám phá không gian, với những "ông lớn" tiêu biểu như SpaceX hay Blue Origin đang dẫn đầu tại Mỹ.

Trung Quốc đạt bước tiến mới trong cuộc đua vào không gian
Trong những năm gần đây, Trung Quốc cho thấy tiềm năng bắt kịp các cường quốc trong ngành hàng không - vũ trụ nhờ vào hàng loạt bước tiến mới. (Ảnh: Express).

Trên thực tế, những công ty vũ trụ thương mại của Trung Quốc đã liên tục cho thấy tiềm năng bắt kịp các cường quốc trong ngành hàng không - vũ trụ, bao gồm Nga, Mỹ, châu Âu... từ khi nhảy vào lĩnh vực này năm 2014.

Trong khi các công ty khác bắt đầu chế tạo vệ tinh, thì Tianbing Technology tập trung chủ yếu vào phát triển tên lửa tái sử dụng. Đặc điểm của loại tên lửa này là có thể cắt giảm đáng kể chi phí của những lần phóng, từ đó giúp tăng số lượng các sứ mệnh có thể được thực hiện với cùng một số tiền bỏ ra.

Sự phát triển ngày càng tăng của Trung Quốc trong ngành công nghiệp vũ trụ cũng đã gây lo ngại cho một số chuyên gia, những người lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng chương trình không gian của họ hướng tới sự hòa bình, khi chỉ phục vụ cho mục đích khoa học.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải bất ngờ về

Lý giải bất ngờ về "dòng sông máu" hiện ra trên bầu trời Bắc Âu

Một vệt sáng màu đỏ tươi như máu, gần như một vòng cung ma quỷ hay một dòng sông máu chảy qua bầu trời đã gây hoang mang cho nhiều người dân ở bán đảo Scandinavia.

Đăng ngày: 05/04/2023
Sinh viên đại học Carnegie Mellon đưa robot lên Mặt trăng trước cả NASA

Sinh viên đại học Carnegie Mellon đưa robot lên Mặt trăng trước cả NASA

Sắp tới đây, một chuyến bay vũ trụ thương mại sẽ đưa robot tự hành Iris lên thám hiểm Mặt trăng. Robot do 300 sinh viên Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) thiết kế.

Đăng ngày: 05/04/2023
Con người cần bao lâu để xâm chiếm hành tinh khác?

Con người cần bao lâu để xâm chiếm hành tinh khác?

Con người có thể tới sao Hỏa sau vài chục năm, nhưng mất tới hàng trăm, thậm chí hàng chục nghìn năm để đến hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 05/04/2023
Ẩn ý của NASA từ cách chọn nhóm phi hành gia thực hiện sứ mệnh Artemis II

Ẩn ý của NASA từ cách chọn nhóm phi hành gia thực hiện sứ mệnh Artemis II

Cách mà NASA đa dạng thành phần trong đội hình phi hành đoàn thực hiện sứ mệnh Artemis II bay vòng quanh Mặt trăng lần này đã thể hiện kế hoạch hợp tác trong tương lai.

Đăng ngày: 05/04/2023
Liệu có sự sống tồn tại trên Kepler 69c không?

Liệu có sự sống tồn tại trên Kepler 69c không?

Kepler 69c là một siêu Trái đất ngoài Hệ Mặt trời được xác nhận có khả năng là hành tinh đất đá, quay quanh ngôi sao giống như Mặt Trời là Kepler 69.

Đăng ngày: 05/04/2023
NASA làm gì khi Trạm vũ trụ quốc tế

NASA làm gì khi Trạm vũ trụ quốc tế "nghỉ hưu"?

Khoảng 5-7 năm nữa, Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sẽ rơi khỏi quỹ đạo và lao xuống Thái Bình Dương. NASA sẽ lấy gì thay thế trạm?

Đăng ngày: 05/04/2023
Nghịch lý gần 50 năm của lỗ đen đã có lời giải

Nghịch lý gần 50 năm của lỗ đen đã có lời giải

Nghịch lý Hawking cho rằng trong quá trình biến mất, lỗ đen tiêu hủy mọi thông tin về nguồn gốc của chúng, trái với những quy tắc của vật lý lượng tử.

Đăng ngày: 04/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News