Trung Quốc dự định bắt tiểu hành tinh kéo xuống Trái đất

Các nhà khoa học nêu ý tưởng chế tạo tàu vũ trụ với tấm chắn nhiệt và một chiếc túi khổng lồ để đưa tiểu hành tinh về nghiên cứu.

Các nhà vật lý thiên văn đưa ra kế hoạch mới trong cuộc thi dành cho công nghệ tương lai tổ chức tại Thâm Quyến, Trung Quốc, Tech Times hôm 26/7 đưa tin. Theo đó, tàu vũ trụ được trang bị túi đựng lớn sẽ mang về một tiểu hành tinh nhỏ và hạ cánh an toàn ở nơi không có người sinh sống.

Trung Quốc dự định bắt tiểu hành tinh kéo xuống Trái đất
Các tiểu hành tinh có thể chứa lượng khoáng chất phong phú như vàng, bạch kim, đồng, sắt và niken.

"Khác với các nhiệm vụ lấy mẫu đất đá mang về, chúng tôi nhắm đến việc đưa xuống cả một tiểu hành tinh nặng vài trăm tấn. Điều này có thể biến tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm cho Trái Đất thành nguồn tài nguyên hữu ích", Li Mingtao, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Vũ trụ Quốc gia thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết.

Ý tưởng này có thể mang lại những bước phát triển mới trong công cuộc khám phá vũ trụ, theo Huang Wei, kỹ sư tại Viện Công nghệ Không gian thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc.

Dự án sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Đầu tiên, các nhà khoa học cần tìm một tiểu hành tinh phù hợp. Đa số tiểu hành tinh nhỏ rất khó phát hiện trừ khi đến sát Trái Đất.

Để giải quyết vấn đề này, Li đang hợp tác với các kỹ sư của Phòng thí nghiệm Công nghệ Không gian Qian Xuesen phát triển hệ thống vệ tinh với mục đích tìm và phân tích những vật thể gần Trái Đất đường kính khoảng 10m. Họ cũng phải thiết kế tấm chắn nhiệt có thể giảm tốc độ của tiểu hành tinh từ hơn 44.500km/h xuống 500km/h.

Li cùng các đồng nghiệp đang chú ý một tiểu hành tinh nhỏ cách Trái Đất khoảng 100 triệu km, đường kính hơn 6m và có thể nặng vài trăm tấn. Trước khi bắt đầu kế hoạch, họ cần xác định thành phần cấu tạo của nó. Các tiểu hành tinh có thể chứa lượng khoáng chất phong phú như vàng, bạch kim, đồng, sắt và niken. Nhóm chuyên gia hy vọng triển khai kế hoạch năm 2029 và đưa một tiểu hành tinh nhỏ xuống Trái Đất không muộn hơn năm 2034.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Những mốc lịch sử trong 60 năm khám phá vũ trụ của NASA

Những mốc lịch sử trong 60 năm khám phá vũ trụ của NASA

NASA đạt được nhiều thành tựu rực rỡ như phóng tàu vũ trụ khám phá không gian, đưa người lên Mặt Trăng, đưa xe thám hiểm đáp xuống sao Hỏa.

Đăng ngày: 01/08/2018
Nào, hãy cùng lắng nghe đoạn âm thanh phát ra từ Mặt trời!

Nào, hãy cùng lắng nghe đoạn âm thanh phát ra từ Mặt trời!

ESA và NASA mới đây đã công bố đoạn băng được cho là âm thanh phát ra từ bề mặt của Mặt Trời.

Đăng ngày: 31/07/2018
So sánh kích thước của con người với vũ trụ

So sánh kích thước của con người với vũ trụ

Chiều cao trung bình của con người chưa đến hai mét trong khi đường kính Trái Đất là hơn 12.700km.

Đăng ngày: 29/07/2018
Điều gì xảy ra nếu Trái đất hình vuông?

Điều gì xảy ra nếu Trái đất hình vuông?

Nếu Trái đất vuông, nước sẽ đổ dồn vào trung tâm mỗi mặt do trọng lực, khí quyển ở rìa hành tinh sẽ quá mỏng để sự sống tồn tại.

Đăng ngày: 29/07/2018
Mặt trời đang biến hình, co bóp liên tục mà khoa học chưa thể hiểu tại sao

Mặt trời đang biến hình, co bóp liên tục mà khoa học chưa thể hiểu tại sao

Mặt trời của chúng ta - khối cầu lửa nóng tới hàng triệu độ - chỉ là một ngôi sao tầm trung. Nhưng dù vậy, đó vẫn là một trong những thực thể tuyệt vời và đáng sợ nhất.

Đăng ngày: 27/07/2018
Vì sao nguyệt thực ngày 27/7/2018 sẽ kéo dài bất thường?

Vì sao nguyệt thực ngày 27/7/2018 sẽ kéo dài bất thường?

Nguyệt thực lâu nhất trong thế kỷ XXI sẽ xảy ra vào ngày 27/7 sắp tới (nửa đêm về sáng ngày 28/7 theo giờ Việt Nam).

Đăng ngày: 27/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News