Trung Quốc dự định dùng tia laser tiêu hủy rác vũ trụ
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra ý tưởng bắn vụn rác vũ trụ để dọn dẹp quỹ đạo Trái đất.
Các nhà khoa học tại Đại học Kỹ thuật Không quân Trung Quốc đề xuất dùng tia laser khổng lồ phá hủy vệ tinh cũ và các loại rác vũ trụ khác để dọn sạch quỹ đạo Trái đất, Newsweek hôm 15/1 đưa tin. Nghiên cứu trình bày cách biến rác vũ trụ thành những mảnh nhỏ và ít nguy hiểm hơn nhờ sử dụng tia laser ngoài không gian.
Rác vũ trụ bao vây quanh Trái đất. (Ảnh: Irish News).
Rác vũ trụ là những vật thể nhân tạo không còn sử dụng tồn tại ngoài vũ trụ, trong đó có những thiết bị được phóng lên hoặc bỏ lại như tên lửa đẩy hay các vệ tinh không còn hoạt động.
Những mảnh vỡ di chuyển với tốc độ cao trên quỹ đạo Trái đất mỗi năm ngày càng nhiều lên và được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đến các nhiệm vụ không gian tương lai.
Các cơ quan vũ trụ quốc tế đau đầu tìm cách xử lý rác vũ trụ suốt nhiều năm. NASA cũng cân nhắc nhiều phương pháp để theo dõi, phát hiện và loại bỏ rác nhân tạo. Một số ý tưởng dọn sạch rác vũ trụ quy mô nhỏ là dùng lưới gom rác hay nam châm để kéo chúng ra khỏi quỹ đạo Trái đất.
Lượng rác vũ trụ ngày càng nhiều lên qua mỗi năm. (Video: YouTube).
Các nhà khoa học Trung Quốc thử điều khiển một trạm laser mô phỏng và kết luận, đây sẽ là một biện pháp hiệu quả giúp làm sạch quỹ đạo Trái đất. "Bản mô phỏng cung cấp nền tảng lý thuyết cần thiết cho việc triển khai trạm laser ngoài không gian và áp dụng để loại bỏ rác vũ trụ bằng tia laser", nhóm nghiên cứu viết.
Trung Quốc là một trong những nước góp phần nhiều nhất tạo ra rác vũ trụ. Một thử nghiệm phá vệ tinh do nước này tiến hành năm 2007 đã tạo ra hàng nghìn mảnh vỡ nguy hiểm. "Bất cứ mảnh vỡ nào trong số này đều có nguy cơ làm gián đoạn nghiêm trọng hoặc chấm dứt nhiệm vụ mà các tàu vũ trụ đang thực hiện ở quỹ đạo thấp của Trái đất", Nicholas Johnson, nhà khoa học nghiên cứu rác vũ trụ nhận định.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?
