Trung Quốc đưa khỉ lên vũ trụ thử nghiệm sinh sản

Nhà khoa học Trương Lộ thuộc Trung tâm Kỹ thuật và dự án ứng dụng không gian (Học viện Khoa học Trung Quốc) cho biết nước này có kế hoạch đưa khỉ lên trạm vũ trụ Thiên Cung để nghiên cứu cách chúng phát triển và sinh sản trong môi trường không trọng lực.

Thử nghiệm dự kiến diễn ra ở module lớn nhất của Thiên Cung - nơi chủ yếu được dùng cho thử nghiệm khoa học sự sống.


Bên trong module chính của trạm vũ trụ Thiên Cung - (Ảnh: CNN)

Nhà khoa học Trương cho biết sau khi nghiên cứu trên sinh vật nhỏ như cá và ốc, nghiên cứu với chuột và khỉ sẽ được tiến hành. Ông tin rằng thử nghiệm như vậy giúp tăng hiểu biết về khả năng thích nghi của một số sinh vật với nhiều môi trường vũ trụ.

Tuy nhiên, giới chuyên gia chỉ ra vẫn còn không ít khó khăn liên quan đến nghiên cứu những dạng sống phức tạp như chuột hay linh trưởng. Các nhà khoa học Liên Xô từng đưa chuột ra ngoài vũ trụ thử nghiệm sinh sản trong một chuyến bay kéo dài 18 ngày, kết quả chẳng con nào có dấu hiệu mang thai và sinh con sau khi trở về Trái đất.

Giáo sư Kehkooi Kee (Đại học Thanh Hoa) cho biết thách thức của thí nghiệm khoa học sự sống trong vũ trụ tăng lên cấp số nhân theo kích thước sinh vật thí nghiệm. Ông cũng lưu ý phi hành gia phải cho sinh vật thí nghiệm ăn, dọn chất thải cho chúng.

Giới chuyên gia chỉ ra vài nghiên cứu trước đây cho thấy môi trường không trọng lực làm tổn thương tinh hoàn và các cơ quan sinh sản khác, dẫn đến sự suy giảm đáng kể hormone sinh dục ở sinh vật thí nghiệm.

Nhưng giống như nhà khoa học Trương, Giáo sư Kee khẳng định loại thí nghiệm này là cần thiết khi nhiều quốc gia đều có tham vọng định cư lâu dài trên Mặt trăng hay sao Hỏa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những

Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những "cỗ máy thời gian"

Dữ liệu từ NASA và ESA hé lộ một dạng hành tinh khổng lồ, cực đoan mang sức mạnh khiến ngôi sao mẹ nằm cạnh nó hồi xuân và làm sai lệch các phép đo thiên văn.

Đăng ngày: 07/05/2025
Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News