Trung Quốc dùng thuyền "triệt sản" tảo, giải cứu hồ

Các nhà khoa học đang tiêu diệt tảo nở hoa hiệu quả ở Thái Hồ bằng công nghệ kiểm soát sinh sản mà không dùng hóa chất.

Thái Hồ - hồ nước ngọt lớn thứ ba ở Trung Quốc, trải rộng 2.250km2 ở tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, hai tỉnh đông dân và trù phú nhất ở miền đông. Suốt hàng thập kỷ, hồ nước này bị ảnh hưởng bởi sự phát triển bùng nổ của tảo lam mọc tràn lan do nước nước thải đổ vào hồ từ các thành phố, nhà máy và trang trại ở xung quanh.

Trung Quốc dùng thuyền triệt sản tảo, giải cứu hồ
Tảo bao phủ Thái Hồ ở Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Nhưng một loại thuyền đặc biệt do Cong Haibing, giáo sư ở Trường Khoa học và Kỹ thuật thuộc Đại học Dương Châu, phát triển có thể giảm hơn 80% mật độ tảo trôi nổi ở Thái Hồ, South China Morning Post hôm 21/8 đưa tin. Thuyền dẫn đường bằng drone sẽ đến gần một quần thể tảo ngay khi chúng xuất hiện trên mặt hồ và tiến hành kỹ thuật "kiểm soát sinh sản" mà không dùng thuốc hoặc hóa chất.

Theo Cong, để duy trì lơ lửng trên mặt nước nhằm đón ánh sáng Mặt trời để phát triển và sinh sản, tảo lam tiến hóa một túi khí nhỏ trên thân giúp cung cấp lực nổi, Cong giải thích. Con thuyền có thiết bị phá vỡ những túi khí khiến tảo lam chìm xuống đáy hồ và chết. Tảo sẽ không chết ngay lập tức, nhưng sẽ khô héo trong bóng tối dưới nước.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Science and Technology, Cong và các cán bộ ở Cơ quan kiểm soát tảo lam Vô Tích ví phương pháp mới với chương trình kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc. Thí nghiệm tiến hành trong mùa hè năm nay chứng minh công nghệ có hiệu quả và chương trình "kiểm soát sinh sản" ở Thái Hồ chính thức phát động.

Tảo lam là một trong những dạng sống lâu đời nhất trên Trái Đất, tồn tại suốt 3,5 tỷ năm. Chúng có thể ăn gần như bất cứ thứ gì chứa nitơ và phospho. Nhờ con người, nguồn thức ăn ưa thích của chúng hiện nay bao gồm nước thải đô thị, chất gây ô nhiễm công nghiệp và phân bón nông nghiệp. Tảo nở hoa gây ra bởi tảo lam hoành hành ở cả nước phát triển và chưa phát triển trên khắp thế giới. Thời tiết nắng nóng thúc đẩy tảo bùng phát, có thể làm giảm nồng độ oxy trong nước và sản sinh lượng lớn chất độc có hại cho cả động vật và con người.

Những phương pháp hiện nay để đối phó tảo nở hoa bao gồm thu dọn thủ công hoặc đầu độc bằng hóa chất, nhưng quá trình rất tốn kém và có thể gây hại cho môi trường, đồng thời kém hiệu quả. Khác biệt lớn nhất giữa công nghệ mới và các phương pháp kiểm soát tảo nở hoa trước đây là áp suất phá hủy túi khí không tiêu diệt tổ chức sinh vật. Sau khi mất đi túi khí, tảo tiếp tục sống vài ngày ở đáy hồ, nhưng sinh sản chậm hơn hẳn với tốc độ khoảng 1% so với thông thường do chúng không thể thu thập đủ năng lượng từ Mặt trời để quang hợp.

"Phương pháp này có thể gọi là "kế hoạch hóa gia đình" cho tảo lam", Cong chia sẻ. "Việc áp dụng kế hoạch hóa gia đình ở giai đoạn đầu khi tỏ phát triển có thể ngăn tảo nở hoa, mang lại hiệu quả đồng thời tốn ít công sức hơn".

Thuyền của Cong sử dụng hai bể nước lớn để xử lý tảo. Nước trong hồ được hút vào bể bằng bơm nhỏ 500 watt trước khi áp suất nước tăng lên để bắn vỡ màng túi khí của tảo. Thuyền có thể hoạt động với chi phí rẻ, chỉ tiêu thụ 0,005 kilowatt giờ điện để xử lý một mét khối nước chứa tảo lam.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện ra cơ chế khác lạ khiến muỗi luôn

Phát hiện ra cơ chế khác lạ khiến muỗi luôn "đánh hơi" được người

Cho dù bạn dùng thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay hay dùng cây sả, những con muỗi vo ve luôn biết cách tìm đường quay lại với bạn.

Đăng ngày: 22/08/2022
Mối nguy hiểm từ sự trỗi dậy của các loại virus mới

Mối nguy hiểm từ sự trỗi dậy của các loại virus mới

Các nhà khoa học dự đoán sau Covid-19, nhiều loại virus mới sẽ phát triển hoặc mầm bệnh cũ trỗi dậy, đặt ra thách thức với nhân loại.

Đăng ngày: 16/08/2022
Khi đom đóm chờ mãi mà màn đêm không bao giờ đến: Ô nhiễm ánh sáng đang từ từ giết chết hành tinh

Khi đom đóm chờ mãi mà màn đêm không bao giờ đến: Ô nhiễm ánh sáng đang từ từ giết chết hành tinh

Trong khi nhiều loài đom đóm thích nghi khá tốt với ô nhiễm ánh sáng, một số họ hàng khác của chúng đang loay hoay không thể sinh sản và đứng trước hiểm họa nghiêm trọng.

Đăng ngày: 15/08/2022
Ipe - Loại gỗ đắt nhất thế giới đang bị tận diệt

Ipe - Loại gỗ đắt nhất thế giới đang bị tận diệt

Chỉ xuất hiện ở lưu vực sông Amazon, Brazil, cây Ipe cho loại gỗ đắt nhất thế giới.

Đăng ngày: 15/08/2022
Trung Quốc đẩy mạnh cây trồng đột biến gene ngoài vũ trụ

Trung Quốc đẩy mạnh cây trồng đột biến gene ngoài vũ trụ

Nhiều thí nghiệm nhân giống cây trồng và vi sinh vật đột biến gene trên trạm vũ trụ được Trung Quốc thực hiện để tạo ra các chủng ưu việt hơn.

Đăng ngày: 15/08/2022
Các nhà nghiên cứu làm bơ giả ăn được thay thế quả thật

Các nhà nghiên cứu làm bơ giả ăn được thay thế quả thật

Nhà nghiên cứu Anh làm quả bơ giả từ các loại đậu và hạt, giúp tận dụng nguyên liệu địa phương và thân thiện hơn với môi trường.

Đăng ngày: 15/08/2022
Tìm thấy loài hoa mộc lan đã biến mất gần 100 năm ở Haiti

Tìm thấy loài hoa mộc lan đã biến mất gần 100 năm ở Haiti

Mới đây, một loài hoa mộc lan bản địa đã biến mất 97 năm ở Haiti bất ngờ được tìm thấy trong một khu rừng thuộc dãy núi Massif du Nord dài nhất quốc gia vùng Caribe.

Đăng ngày: 14/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News