Trung Quốc gặp thất bại trong sứ mệnh Mặt trăng

Theo SCMP, một cặp vệ tinh thử nghiệm công nghệ của Trung Quốc đã không đạt được quỹ đạo dự kiến trên đường tới Mặt trăng. Đây là thất bại hiếm hoi trong kỷ lục phóng sứ mệnh không gian của nước này trong những năm gần đây.

Cặp vệ tinh DRO-A và B được tên lửa Trường Chinh-2C (Long March-2C) đưa vào quỹ đạo từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương lúc 8h51 tối 13/3. Tầng thứ nhất và tầng thứ hai của tên lửa hoạt động bình thường, nhưng tầng trên có tên Viễn Chinh-1S (Yuanzheng-1S) của nó thì không.

“Các vệ tinh chưa được đưa vào quỹ đạo được chỉ định và công việc đang được tiến hành để giải quyết vấn đề này”, hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết trong một thông báo ngắn gọn.


Tên lửa Trường Chinh-2C cất cánh cùng các vệ tinh DRO-A và B từ Trung tâm vệ tinh Tây Xương ngày 13/3. (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Kế hoạch ban đầu cả 2 vệ tinh sẽ hướng tới Mặt trăng và đi vào một quỹ đạo được gọi là quỹ đạo nghịch hành xa, hay DRO. Từ đó, chúng sẽ bay theo đội hình và hoạt động cùng với DRO-LEO, một vệ tinh thứ 3 được tên lửa Jielong-3 (Smart Dragon-3) đưa thành công vào quỹ đạo Trái đất thấp vào tháng trước, để thử nghiệm các công nghệ định vị dựa trên laser giữa Trái đất và Mặt trăng, được gọi là không gian Cislunar (khoảng không gian giữa Trái đất và Mặt trăng).

Quỹ đạo DRO ở độ cao hàng chục nghìn km so với bề mặt Mặt trăng. Nó có độ ổn định cao, cho phép tàu vũ trụ duy trì quỹ đạo trong thời gian dài mà không cần sử dụng nhiên liệu, là điểm thuận lợi cho nghiên cứu và thám hiểm, theo các nhà khoa học Trung Quốc.


Sơ đồ hoạt động dự kiến của cặp vệ tinh Dro A và B. (Ảnh: SCMP)

Theo Jonathan McDowell, nhà thiên văn học tại Harvard chuyên theo dõi các vụ phóng tên lửa và hoạt động vũ trụ, quân đội Mỹ và các nhà nghiên cứu nghiệp dư theo dõi các vật thể ngoài vũ trụ hiện cũng chưa biết quỹ đạo hiện tại của DRO-A và B.

Ông nói: "Lực lượng không gian Mỹ thường mất nhiều thời gian để phát hiện các vật thể ở quỹ đạo bất thường, đặc biệt là quỹ đạo cao".

Chuyên gia Mỹ cho biết, thông báo của Tân Hoa Xã dường như cho thấy các vệ tinh "thực sự đang ở trên một quỹ đạo quanh Trái đất, chỉ là chưa đủ cao để chúng đến được Mặt trăng".

Vụ phóng tên lửa thất bại hôm 13/3 là một sự cố chưa từng có đối với tầng trên Viễn Chinh-1S, vốn hỗ trợ tên lửa Trường Chinh đưa các vệ tinh - bao gồm cả vệ tinh định vị Bắc Đẩu - lên quỹ đạo cao hơn kể từ năm 2015.

Một kỹ sư tên lửa giấu tên ở Bắc Kinh cho biết Viễn Chinh-1S có thể đã gặp trục trặc động cơ. “Về mặt kỹ thuật, vẫn có cơ hội cho các vệ tinh sử dụng động cơ đẩy của riêng chúng để leo lên quỹ đạo cao hơn, dù điều đó sẽ làm giảm đáng kể thời gian tồn tại của sứ mệnh”.

Cả ba vệ tinh DRO trên đều được phát triển bởi Viện Hàn lâm Sáng tạo Vệ tinh Siêu nhỏ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) ở Thượng Hải. Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin chi tiết kỹ thuật của các vệ tinh này.

Một bài báo của Trung Quốc được công bố trên Tạp chí Thám hiểm Không gian sâu trong nước vào năm ngoái đã đề xuất một kịch bản khả thi để đạt được điều hướng tương đối chính xác trong không gian sâu, dựa trên việc liên lạc giữa 2 vệ tinh được đặt trong quỹ đạo DRO của Mặt trăng và một vệ tinh thứ 3 ở quỹ đạo Trái Đất thấp bằng tia laser.

Một nhà nghiên cứu của CAS cho biết sứ mệnh DRO được thiết kế để xác minh các công nghệ chủ chốt liên lạc và truyền dữ liệu bằng laser trong không gian sâu.

Nhà nghiên cứu cho biết thêm, DRO ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc vì nước này đặt mục tiêu đưa trạm vũ trụ thế hệ tiếp theo vào quỹ đạo quanh Mặt trăng để phục vụ sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng có người lái và vận chuyển vật liệu giữa Mặt trăng với Trái Đất.

Trong khi đó, NASA có kế hoạch sử dụng một quỹ đạo khác, được gọi là quỹ đạo hào quang NRHO xung quanh Mặt trăng để xây dựng trạm Lunar Gateway và hỗ trợ các nhiệm vụ lên bề mặt Mặt trăng, sao Hỏa và xa hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Một ngày trên Mặt trăng bằng bao nhiêu ngày ở Trái đất?

Một ngày trên Mặt trăng bằng bao nhiêu ngày ở Trái đất?

Theo tính toán của các nhà thiên văn học, khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trăng là khoảng 384.000km. Vậy 1 ngày trên Mặt trăng sẽ bằng bao nhiêu ngày ở Trái đất?

Đăng ngày: 20/06/2025

"Chiến tướng" của NASA đã chụp được nơi sự sống bắt đầu?

Kính viễn vọng không gian James Webb đã lập kỷ lục mới khi quan sát và thu thập được các chỉ số đáng ngạc nhiên về lớp băng lạnh ở nơi cực sâu của đám mây phân tử Chameleon I.

Đăng ngày: 19/06/2025
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu phát hiện hai siêu hố đen gần nhau chưa từng thấy

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu phát hiện hai siêu hố đen gần nhau chưa từng thấy

Hố đen là một đối tượng thiên văn học rất đáng sợ và không thể quan sát trực tiếp, nhưng chúng có thể được phát hiện bằng các giải pháp vật lý khác.

Đăng ngày: 19/06/2025
Sự tiến hóa của lõi Trái đất đã hồi sinh

Sự tiến hóa của lõi Trái đất đã hồi sinh "lớp khiên" bảo vệ hành tinh

Trái Đất đã có thời điểm gần như mất đi "tấm khiên" từ trường, bảo vệ sự sống trên hành tinh của chúng ta, song nó đã được hồi sinh đúng lúc, trước vụ nổ kỷ Cambri.

Đăng ngày: 19/06/2025
Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Một nhóm các nhà vật lý quyết định ước tính xem chúng ta mất bao nhiêu thời gian để đến được các hệ sao khác trong Dải Ngân hà bằng các tàu vũ trụ hiện có.

Đăng ngày: 19/06/2025
Manh mối nguồn sống hành tinh khác xuất hiện ngay trên Trái đất

Manh mối nguồn sống hành tinh khác xuất hiện ngay trên Trái đất

Nhìn vào tấm gương phản chiếu của một cấu trúc quan trọng với sự sống và các sứ mệnh khai phá hành tinh khác trong tương lai, các nhà khoa học Mỹ đã có bước tiến bất ngờ.

Đăng ngày: 18/06/2025
Sao Mộc trở thành hành tinh nhiều mặt trăng nhất Hệ Mặt trời

Sao Mộc trở thành hành tinh nhiều mặt trăng nhất Hệ Mặt trời

Sao Mộc vươn lên trở thành hành tinh nhiều mặt trăng nhất Hệ Mặt trời với việc mới phát hiện thêm 12 mặt trăng mới.

Đăng ngày: 18/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News