Trung Quốc giới thiệu robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư

Robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích.

Các nhà khoa học Trung Quốc tìm ra phương pháp mới để vận chuyển thuốc hóa trị trực tiếp đến vị trí của các tế bào ung thư, giúp hạn chế tác dụng phụ xảy ra. Đó là sử dụng những robot động vật tí hon in 3D, New Atlas hôm 18/11 đưa tin. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano.

Trung Quốc giới thiệu robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Robot cua và cá tí hon có thể vận chuyển thuốc trong mạch máu. (Ảnh: Jiawen Li)

Robot tí hon được điều khiển bằng nam châm và chỉ phun thuốc khi gặp môi trường axit xung quanh khối u. Chúng làm bằng hydrogel và được in 3D thành hình dạng của nhiều động vật khác nhau như cá, cua, bướm, với các lỗ rỗng để chứa hạt thuốc.

Nhóm chuyên gia điều chỉnh độ đặc của vật liệu in ở một số bộ phận, ví dụ mép càng cua hoặc miệng cá, để chúng có thể mở ra hoặc đóng lại theo sự thay đổi của độ axit. Tiếp theo, họ đặt robot trong một dung dịch chứa các hạt nano oxit sắt để có từ tính.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu thu được đội quân robot tí hon có thể chở các hạt nano thuốc. Chúng được điều khiển tới đích bằng nam châm. Tại đây, chúng sẽ tự động phun thuốc do sự thay đổi độ pH.

Trong cuộc kiểm tra tại phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu dùng nam châm để dẫn một robot cá đi qua các mạch máu mô phỏng, hướng tới một cụm tế bào ung thư. Tại đó, họ pha dung dịch có tính axit cao hơn một chút. Kết quả là robot cá há miệng rồi phun thuốc, giết chết tế bào ung thư. Trong những thử nghiệm khác, robot cua dùng càng kẹp hạt nano thuốc, di chuyển đến mục tiêu rồi thả ra.

Loại robot mới có tiềm năng ứng dụng lớn vì có thể vận chuyển thuốc đến đúng vị trí cần thiết và tự động phun thuốc. Tuy nhiên, hiện chúng vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để bơi trong mạch máu người. Nhóm nghiên cứu cho biết, họ cần làm robot nhỏ hơn và tìm cách để xem hình ảnh cũng như theo dõi chúng di chuyển trong cơ thể.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
“Dịch bệnh bọ cạp” nguy hiểm khiến hàng trăm người nhập viện ở Ai Cập

“Dịch bệnh bọ cạp” nguy hiểm khiến hàng trăm người nhập viện ở Ai Cập

Theo báo cáo, “dịch bệnh bọ cạp” đã khiến hơn 500 người ở tỉnh Aswan của Ai Cập phải nhập viện.

Đăng ngày: 20/11/2021
Nghiên cứu mới: Nho trong khẩu phần ăn giúp tăng lợi khuẩn ruột, giảm lượng choleserol trong máu

Nghiên cứu mới: Nho trong khẩu phần ăn giúp tăng lợi khuẩn ruột, giảm lượng choleserol trong máu

Tiếp tục là lợi ích của thực vật nói chung trong bữa ăn hàng ngày.

Đăng ngày: 19/11/2021
CDC Mỹ xác nhận ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại bang Maryland

CDC Mỹ xác nhận ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại bang Maryland

CDC Mỹ vừa chính thức xác nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox) ở một cư dân sinh sống tại bang Maryland, sau khi người này từ Nigeria trở về nhà.

Đăng ngày: 18/11/2021
Người đàn ông co giật vì khối u não, hóa ra đây là hậu quả của bữa ăn nhiều năm về trước

Người đàn ông co giật vì khối u não, hóa ra đây là hậu quả của bữa ăn nhiều năm về trước

Lối đi đáng ghê tởm của sán dây lên não người.

Đăng ngày: 18/11/2021
Phát hiện người thứ hai trên thế giới tự khỏi HIV

Phát hiện người thứ hai trên thế giới tự khỏi HIV

Một phụ nữ ở Argentina vừa trở thành người thứ hai trên thế giới được ghi nhận sở hữu hệ miễn dịch có thể đã giúp cô tự khỏi HIV.

Đăng ngày: 17/11/2021
Dịch cúm gia cầm lan rộng ở châu Âu và châu Á

Dịch cúm gia cầm lan rộng ở châu Âu và châu Á

Trong những ngày gần đây, nhiều ổ dịch cúm gia cầm nghiêm trọng ở châu Âu và châu Á đã được báo cáo với Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Đây là dấu hiệu cho thấy virus lại lan nhanh một lần nữa.

Đăng ngày: 16/11/2021
Thuốc siêu phân tử - Hy vọng mới cho những bệnh nhân bị liệt

Thuốc siêu phân tử - Hy vọng mới cho những bệnh nhân bị liệt

Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một loại thuốc mới có khả năng thúc đẩy  sự tái tạo các tế bào, đảo ngược chứng liệt ở chuột bị tổn thương cột sống.

Đăng ngày: 14/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News