Trung Quốc khai thác thành công lõi băng dài nhất thế giới ngoài vùng cực

Ngày 29/10, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) thông báo đã khai thác thành công lõi băng dài 324 mét từ sông băng dày nhất trên Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng.

Đây là lõi băng dài nhất từng được khoan trên cao nguyên này và cũng là lõi băng dài nhất thế giới được khoan bên ngoài vùng cực.

Trung Quốc khai thác thành công lõi băng dài nhất thế giới ngoài vùng cực
Trung Quốc khai thác thành công lõi băng dài nhất thế giới. (Ảnh: Xinhua).

Bất chấp gió và tuyết, trong hơn 1 tháng, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực làm việc không ngừng trên đỉnh sông băng Purog Kangri ở huyện Tsonyi, huyện cao nhất của Trung Quốc tại Khu tự trị Tây Tạng với độ cao trung bình hơn 5.000m so với mực nước biển. Theo CAS, lõi băng đã vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 1992, khi các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ khoan một lõi băng dài 308,6m từ đỉnh băng Guliya ở tỉnh Ngari trên cao nguyên Tây Tạng.

Các sông băng chứa thông tin quan trọng về lịch sử khí hậu của Trái đất. Phó giám đốc Viện nghiên cứu cao nguyên Tây Tạng (thuộc CAS), người đứng đầu dự án Xu Baiqing cho biết: “Lõi băng dài nhất ở đây có đặc điểm địa lý và khí hậu độc đáo, lưu giữ thông tin khí hậu và môi trường dài hạn ở khu vực này”.

Trong quá trình nghiên cứu khoa học tại sông băng Purog Kangri, bắt đầu vào tháng 9, các nhà khoa học xác định đây là sông băng dày nhất trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, sau khi phát hiện một cánh đồng băng có độ dày tối đa gần 400 mét.

Thành viên của Viện Khoa học Mỹ Lonnie Thompson, tham gia nghiên cứu từ tháng 9, cho hay: “Hiện nay, các sông băng trên toàn thế giới đang mỏng dần. Một khi các sông băng này tan chảy, các thông tin lịch sử được lưu giữ bên trong cũng sẽ biến mất. Do đó, việc khai thác và bảo quản lõi băng là rất quan trọng để thu thập thông tin lịch sử”.

Việc khoan lõi băng và đo độ dày của sông băng Purog Kangri là một phần trong dự án thám hiểm và nghiên cứu khoa học thứ hai của Trung Quốc trên Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, được khởi xướng vào tháng 8/2017. Bằng cách đo độ dày và khai thác lõi băng, các nhà khoa học có thể kiểm tra tốt hơn những thay đổi xảy ra ở cánh đồng băng lớn nhất này từ vĩ độ trung bình đến thấp, cùng những thay đổi môi trường được lưu lại, qua đó có được sự hiểu biết toàn diện hơn về tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với các sông băng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hồi kết cho chiếc váy 2 màu gây chia rẽ mạng xã hội

Hồi kết cho chiếc váy 2 màu gây chia rẽ mạng xã hội

Hình ảnh thực tế của chiếc váy đã chính thức khép lại cuộc tranh luận màu sắc "vàng trắng" hay "xanh đen" kéo dài gần một thập kỷ.

Đăng ngày: 31/10/2024
Nguồn gốc, ý nghĩa cụm từ

Nguồn gốc, ý nghĩa cụm từ "trước Công nguyên", "Công nguyên"

Đọc về lịch sử, chúng ta hay gặp các từ viết tắt "B.C." và "A.D." hay "TCN" và "CN" để nói về mốc thời gian.

Đăng ngày: 30/10/2024
Bạn có thể thành thạo

Bạn có thể thành thạo "tuyệt kỹ" này của dơi và cá heo chỉ với 2 tháng rưỡi tập luyện

Nghiên cứu cho thấy sau quá trình đào tạo, vỏ não thị giác sẽ học được thêm khả năng mới.

Đăng ngày: 30/10/2024
Bên trong những căn phòng tối: Câu chuyện về chủ nghĩa duy linh và khoa học

Bên trong những căn phòng tối: Câu chuyện về chủ nghĩa duy linh và khoa học

Trong thời đại giao thoa giữa khoa học và chủ nghĩa duy linh, một trong những cuộc đối đầu nổi tiếng nhất giữa nhà ảo thuật Harry Houdini và nhà tâm linh Mina Crandon đã thu hút sự chú ý của công chúng.

Đăng ngày: 30/10/2024
Nhà nổi trên biển nhờ hệ thống chân gắn motor

Nhà nổi trên biển nhờ hệ thống chân gắn motor

Nhà nổi Arkup 50 trang bị hệ thống chân có thể điều chỉnh độ cao giúp nó nhô lên phía trên những con sóng cùng nhiều tiện nghi khác.

Đăng ngày: 30/10/2024
Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản lập kỷ lục sau 130 năm: Hết tháng 10 mà đỉnh núi vẫn chưa có tuyết!

Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản lập kỷ lục sau 130 năm: Hết tháng 10 mà đỉnh núi vẫn chưa có tuyết!

Một kỷ lục 130 năm đã được phá vỡ ở núi Phú Sĩ (Nhật Bản), đó là thời điểm muộn nhất mà tuyết xuất hiện trên đỉnh ngọn núi này.

Đăng ngày: 29/10/2024
Tốc độ gió nhanh nhất từng được ghi nhận là bao nhiêu?

Tốc độ gió nhanh nhất từng được ghi nhận là bao nhiêu?

Gió trên Trái đất có thể đạt tới những tốc độ đáng kinh ngạc, từ những cơn gió tự nhiên mạnh mẽ cho đến các luồng gió siêu thanh được tạo ra trong các phòng thí nghiệm.

Đăng ngày: 29/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News