Trung Quốc lần đầu khoan hố sâu hơn 10.000m để nghiên cứu

Việc khoan hố phục vụ mục đích khám phá khoa học bắt đầu lúc 11h46 sáng hôm 30/5 (giờ địa phương) tại lòng chảo Tarim, khu tự trị Tân Cương.

Với độ sâu thiết kế 11.100m, hố khoan mới nằm sâu trong sa mạc Taklimakan - sa mạc lớn nhất Trung Quốc. Đây là bước ngoặt trong hoạt động khám phá Trái đất sâu của Trung Quốc, mang đến cơ hội chưa từng có để nghiên cứu các khu vực nằm sâu dưới bề mặt hành tinh.

Trung Quốc lần đầu khoan hố sâu hơn 10.000m để nghiên cứu
Ảnh chụp từ trên không ngày 30/5 cho thấy dự án khoan hố sâu hơn 10.000m để nghiên cứu khoa học ở khu tự trị Tân Cương. (Ảnh: Xinhua)

Lòng chảo Tarim là một trong những khu vực khó thám hiểm nhất do môi trường mặt đất khắc nghiệt và các điều kiện ngầm phức tạp. Trong quá trình khoan, thiết bị gồm các mũi khoan và ống khoan nặng hơn 2.000 tấn sẽ đi sâu vào lòng đất, xuyên qua hơn 10 địa tầng lục địa, trong đó có hệ thống từ kỷ Phấn Trắng.

Theo Wang Chunsheng, chuyên gia kỹ thuật tham gia dự án, việc khoan hố sâu hơn 10.000m là một nỗ lực táo bạo nhằm khám phá phần lãnh thổ chưa biết của Trái đất và mở rộng phạm vi kiến thức của con người. "Khó khăn về mặt xây dựng của dự án khoan hố có thể so sánh với một chiếc xe tải lớn chạy trên hai dây cáp mỏng bằng thép", Sun Jinsheng, học giả tại Viện hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc, nhận định.

Trước đó, Trung Quốc cũng gây chú ý khi khoan giếng dầu Yuejin 3-3 sâu 9.472m tại khu vực lòng chảo Tarim hôm 1/5. Đây sẽ là giếng dầu sâu nhất châu Á, trở thành bước đột phá lớn trong hoạt động thăm dò dầu khí siêu sâu và giúp Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất dầu thô. Để vượt qua các điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất cao ở độ sâu hơn 9.000 m, tập đoàn Sinopec đã cải tiến công nghệ khoan, đưa Trung Quốc trở thành một trong số ít những quốc gia trên thế giới có khả năng khoan giếng sâu ở mức 10.000m.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Động cơ lớn nhất và mạnh nhất của nhân loại khỏe cỡ nào?

Động cơ lớn nhất và mạnh nhất của nhân loại khỏe cỡ nào?

Theo thông tin từ Zmescience, Wärtsilä RT-flex96C là động cơ lớn nhất và mạnh nhất thế giới hiện nay, nó chạy bằng nhiên liệu diesel và có tới 109.000 mã lực.

Đăng ngày: 01/06/2023
Tuyến xe buýt chỉ chạy 7 lần mỗi năm, chuyên đi đến nghĩa trang

Tuyến xe buýt chỉ chạy 7 lần mỗi năm, chuyên đi đến nghĩa trang

Khác với hình dung về phương tiện công cộng, một chuyến xe buýt đặc biệt ở Singapore chỉ chạy 7 lần mỗi năm, và chuyên cung cấp các chuyến đi qua nghĩa trang.

Đăng ngày: 01/06/2023
Khí quyển đang nguội đi quá nhanh, có thể gây nguy hiểm cho Trái đất

Khí quyển đang nguội đi quá nhanh, có thể gây nguy hiểm cho Trái đất

Bầu khí quyển phía trên Trái đất đang nguội đi quá nhanh, nguy cơ tác động tiêu cực đến tầng ozone - lớp bảo vệ chúng ta khỏi bị đốt cháy.

Đăng ngày: 31/05/2023
Tổ tò vò dẫn đến thảm họa hàng không năm 1966

Tổ tò vò dẫn đến thảm họa hàng không năm 1966

Ống pitot tắc do tổ tò vò nhiều khả năng là nguyên nhân khiến máy bay của chuyến Birgenair Flight 301 rơi xuống Đại Tây Dương, giết chết 189 người.

Đăng ngày: 31/05/2023
Bức ảnh vệ tinh gây sửng sốt từ núi lửa gần Nam Cực

Bức ảnh vệ tinh gây sửng sốt từ núi lửa gần Nam Cực

Vệ tinh Copernicus Sentinel-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã chụp được hình ảnh núi lửa Big Ben - một trong hai núi lửa còn hoạt động của Australia - phun trào dung nham.

Đăng ngày: 31/05/2023
Cullinan - Viên kim cương thô lớn nhất thế giới

Cullinan - Viên kim cương thô lớn nhất thế giới

Viên kim cương thô lớn nhất từng được tìm thấy có tên Cullinan, phát hiện ở Nam Phi vào năm 1905.

Đăng ngày: 31/05/2023
Những thành phố lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới

Những thành phố lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới

Jericho thường được coi là thành phố cổ xưa nhất còn tồn tại với bằng chứng cho thấy một số khu vực xây từ năm 9.000 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 30/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News