Trung Quốc mở thành công cánh buồm thu hồi tên lửa trên quỹ đạo

Các nhà khoa học Trung Quốc mở thành công cánh buồm kéo để đưa một trong những tên lửa Trường Chinh 2 phóng gần đây rời khỏi quỹ đạo, giúp giảm bớt rác vũ trụ.

Trung Quốc mở thành công cánh buồm thu hồi tên lửa trên quỹ đạo
Cánh buồm gắn trên tên lửa Trường Chinh 2 giúp tầng cuối tên lửa rơi xuống Trái đất nhanh hơn. (Ảnh: Weibo)

Cánh buồm kéo rộng 25m2 khi mở hết cỡ và cực mỏng, chỉ dày bằng 1/10 đường kính sợi tóc người, theo Science and Technology Daily. Tấm màng giống cánh diều này được thiết kế để tăng lực cản khí quyển và thúc đẩy tầng cuối tên lửa 300 kg rơi nhanh khỏi quỹ đạo. Tên lửa Trường Chinh 2 được sử dụng để đưa vệ tinh viễn thám lên quỹ đạo vào tháng trước và trở thành rác vũ trụ sau đó. Cánh buồm kéo này là loại lớn nhất mà Trung Quốc phát triển trong nỗ lực giải quyết vấn đề rác vũ trụ đang trở nên ngày càng phổ biến.

Ước tính hơn một tỷ mảnh rác đang trôi nổi quanh Trái đất, 2/3 số đó nằm ở quỹ đạo thấp nơi phần lớn tàu vũ trụ hoạt động. Những chòm vệ tinh nhỏ như Starlink của SpaceX và Kuiper của Amazon dấy lên ngày càng nhiều lo ngại đối với khủng hoảng rác vũ trụ trong tương lai.

Cánh buồm kéo có thể trở thành giải pháp hứa hẹn đối với vấn đề rác vũ trụ do chi phí thấp và công nghệ hoàn thiện, sử dụng được với bất kỳ vệ tinh nào ở quỹ đạo thấp của Trái đất. Với độ linh hoạt cao và siêu nhẹ, cánh buồm kéo có thể gấp gọn và lắp trên tàu vũ trụ trước khi phóng. Sau đó, chúng sẽ tự động mở ra vào cuối nhiệm vụ, giúp thu hồi tàu nhanh hơn nhiều so với quá trình rơi tự nhiên.

Ví dụ, một vệ tinh nặng 15kg vận hành ở độ cao 700km có thể lưu lại trên quỹ đạo 120 năm sau khi nhiệm vụ kết thúc. Nhưng cánh buồm kéo rộng 2m2 có thể giảm thời gian xuống chưa đầy 10 năm. Cánh buồm kéo gắn trên tên lửa Trường Chinh 2 sẽ giúp tầng cuối rơi qua khí quyển Trái đất trong vòng 2 năm. Thiết bị được phát triển bởi Viện hàn lâm Công nghệ bay vũ trụ Thượng Hải thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc. Những thử nghiệm đối với vệ tinh nhỏ trên khắp thế giới đã đặt nền móng vững chắc để sản xuất và đưa vào sử dụng cánh buồm kéo ở quy mô công nghiệp.

Tên lửa Trường Chinh 2 phóng hôm 23/6 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tây nam Trung Quốc. Tên lửa mang 3 vệ tinh viễn thám lên quỹ đạo thấp của Trái đất nhằm thực hiện các thí nghiệm khoa học, khảo sát đất và tài nguyên, ước tính năng suất nông nghiệp và ngăn chặn thiên tai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
SpaceX chia sẻ hình ảnh cụm động cơ khổng lồ của tên lửa Starship

SpaceX chia sẻ hình ảnh cụm động cơ khổng lồ của tên lửa Starship

SpaceX chia sẻ hình ảnh mới nhất cho thấy công ty sắp hoàn thành lắp đặt 39 động cơ Raptor nâng cấp để đưa tên lửa tái sử dụng hoàn toàn Starship lên quỹ đạo lần đầu tiên.

Đăng ngày: 07/07/2022
NASA dự báo sai về năng lượng Mặt trời, Trái đất biết tránh

NASA dự báo sai về năng lượng Mặt trời, Trái đất biết tránh "đường" nào?

Các chuyên gia hàng đầu ở NASA dự đoán từ năm 2021, năng lượng Mặt trời bước vào chu kỳ 25 mới sẽ rất nhẹ nhàng, nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại.

Đăng ngày: 06/07/2022
Vì sao vệ tinh CAPSTONE của NASA lại mất đến 4 tháng để bay đến Mặt trăng?

Vì sao vệ tinh CAPSTONE của NASA lại mất đến 4 tháng để bay đến Mặt trăng?

Vệ tinh nhỏ bằng chiếc lò vi sóng CAPSTONE của NASA được phóng lên vào ngày 28/6 nhưng sẽ không đến quỹ đạo của Mặt trăng trước ngày 13/11 tới đây.

Đăng ngày: 06/07/2022
Phát hiện 5 đốm xanh lạ trên bầu trời: Liệu có phải là cụm vật thể vũ trụ hoàn toàn mới?

Phát hiện 5 đốm xanh lạ trên bầu trời: Liệu có phải là cụm vật thể vũ trụ hoàn toàn mới?

Trong quá trình khảo sát các đám mây khí, các nhà khoa học đã phát hiện 5 đốm xanh lạ trong cụm thiên hà Xử Nữ.

Đăng ngày: 06/07/2022
Du hành thời gian là có thể, nhưng chỉ khi có các dòng thời gian song song trong vũ trụ

Du hành thời gian là có thể, nhưng chỉ khi có các dòng thời gian song song trong vũ trụ

Trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, chỉ cần có cỗ máy thời gian là chúng ta có thể quay trở về quá khứ bất cứ lúc nào.

Đăng ngày: 05/07/2022
Lần đầu tiên NASA phải kêu gọi sự giúp đỡ từ công chúng, trong công cuộc khám phá sao Mộc

Lần đầu tiên NASA phải kêu gọi sự giúp đỡ từ công chúng, trong công cuộc khám phá sao Mộc

Nhóm nghiên cứu cho biết, hiện tại họ đang rất cần những sự giúp đỡ đến từ công chúng, bởi nếu không họ sẽ phải tốn nhiều năm để có thể phân tích được hết những hình ảnh này.

Đăng ngày: 05/07/2022
4 điểm đen bí ẩn

4 điểm đen bí ẩn "năm 59" trên Mặt trăng là gì? Tàu Hằng Nga 4 tiết lộ sự thật bất ngờ

4 điểm đen bí ẩn trên bề mặt Mặt Trăng lần đầu được phát hiện vào năm 1959, khiến nhiều người nghi ngờ là căn cứ của người ngoài hành tinh. Sự thật là gì?

Đăng ngày: 05/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News