Trung Quốc phát hiện hóa thạch bọ cạp biển có niên đại 450 triệu năm
Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Anh mới đây đã phát hiện hóa thạch của eurypterid - một loài bọ cạp biển chưa từng được biết đến - có niên đại 450 triệu năm thuộc kỷ Ordovic ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc.
Hình ảnh tái tạo một con bọ cạp biển eurypterid. (Nguồn: SCI News).
Đây là hóa thạch sớm nhất của loài này được tìm thấy tại Trung Quốc.
Một nhóm công tác chung do Viện Địa chất học và Cổ sinh vật học Nam Kinh, Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đứng đầu, đã thông báo phát hiện loài bọ cạp biển hiếm gặp này tại huyện An Cát.
Nhà khoa học Wang Han tham gia nghiên cứu cho biết loài bọ cạp biển mới phát hiện có đầu tròn và thân hình parabol, dài 15cm trông đáng yêu hơn các loài bọ cạp biển được phát hiện trước đây, nhưng thực tế lại là một động vật ăn thịt hung dữ dưới biển.
Trong khi đó, nhà khoa học Zhang Yundong - một thành viên khác của nhóm nghiên cứu - nêu rõ loài bọ cạp biển được tìm thấy tại An Cát là loài cổ xưa nhất được tìm thấy tại Trung Quốc, làm sáng tỏ thêm sự tiến hóa ban đầu của các loài bọ cạp biển.
Bên cạnh đó, hóa thạch của các loài sinh vật biển khác được tìm thấy ở các vùng biển sâu, như hải miên cũng được phát hiện ở An Cát.
Chuyên gia này nhấn mạnh sự ra đời của các thiết bị mới và sự tiến bộ của các phương pháp nghiên cứu cổ sinh vật học sẽ tạo cơ sở cho các nghiên cứu toàn diện khác về các loài bọ cạp biển ở Trung Quốc.
Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Cổ sinh vật học trong tháng 5.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
