Trung Quốc phát hiện hóa thạch bọt biển có niên đại khoảng 540 triệu năm

Khi tiến hành khảo sát thực địa về nguồn gốc hóa thạch cổ sinh vật học ở Thường Đức, Hồ Nam, Trung Quốc gần đây, Bảo tàng địa chất tỉnh Hồ Nam đã phát hiện và thu thập được một hóa thạch bọt biển lớn từ đầu kỷ Cambri, có niên đại 540 triệu năm.

Đây cũng là hóa thạch bọt biển hoàn chỉnh đầu tiên mà bảo tàng này thu thập được kể từ năm 1958.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch bọt biển có niên đại khoảng 540 triệu năm
Hóa thạch bọt biển khoảng 540 triệu năm. (Ảnh: Tân Hoa xã).

Chuyên gia cổ sinh vật tại Bảo tàng Địa chất Hồ Nam Đồng Quang Huy cho biết, các nhân viên kỹ thuật đã thu thập được 15 mẫu hóa thạch trong cuộc khảo sát này. Trong số đó, hóa thạch bọt biển loại lớn từ đầu kỷ Cambri được bảo tồn hoàn chỉnh nhất. Căn cứ vào lớp địa tầng nơi hóa thạch được tạo ra, hóa thạch bọt biển được phát hiện lần này có niên đại khoảng 540 triệu năm, sớm hơn kỷ Cambri khoảng 20 triệu năm – thời kỳ bùng nổ sự sống.

Bọt biển đã xuất hiện trong các đại dương trên trái đất cách đây 600 triệu năm, bám vào các trầm tích dưới đáy biển và lấy thức ăn từ nước biển chảy qua cơ thể. Đây là động vật nguyên thủy nhất có thể thực hiện quá trình khoáng hóa sinh học, đồng thời cũng là động vật đầu tiên trên trái đất tham gia vào quá trình tuần hoàn của nguyên tố silic.

Theo nhà nghiên cứu tại Khoa Địa chất, Đại học Tây Bắc Hàn Kiện, sau khi xác định sơ bộ, đây là hóa thạch họ bọt biển ví, cũng là một trong những hóa thạch mang tính đại diện cho quần thể động vật Trừng Giang, Vân Nam (cách đây 518 triệu năm).

Ông Đồng Quang Huy đánh giá, khám phá này cho thấy đại dương vào thời điểm đó đã có sức sinh sản sơ cấp ở mức độ cao, lượng sinh vật phù du phong phú có thể hỗ trợ sự tồn tại của những loài bọt biển lớn và có khả năng tồn tại nhiều loài sinh vật khác. Các cuộc điều tra thực địa tiếp theo có thể sẽ chứng minh những dự đoán này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phụ nữ thời tiền sử hợp với săn bắt hơn đàn ông?

Phụ nữ thời tiền sử hợp với săn bắt hơn đàn ông?

Theo một số nghiên cứu mới, phụ nữ thời tiền sử không những thường xuyên tham gia săn bắt mà họ còn có sinh lý thuận lợi hơn cho hoạt động này so với nam giới.

Đăng ngày: 02/04/2024
Phát hiện

Phát hiện "xưởng vũ khí" của loài người khác trong mỏ đá ở Israel

Ẩn trong mỏ đá ở vùng Thượng Galilee của Israel là cả một " xưởng vũ khí" tồn tại tận 1,6 triệu năm trước khi loài người Homo sapiens chúng ta ra đời.

Đăng ngày: 02/04/2024
Hàng loạt mộ

Hàng loạt mộ "nữ chiến binh Amazon" 4.000 tuổi lộ diện ở Tây Á

4.000 năm trước, một bộ tộc nữ chiến binh như bước ra từ thần thoại đã tồn tại trong thực tế, nhưng là ở châu Á.

Đăng ngày: 01/04/2024
Đã tìm ra con đường người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn

Đã tìm ra con đường người Chăm xưa đi vào Mỹ Sơn

Ngày 1/3/2024, dự án thăm dò khai quật khảo cổ học khu vực phía Đông tháp K do Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn phối hợp Viện Khảo cổ học (Bộ VH-TT&DL) chính thức triển khai.

Đăng ngày: 01/04/2024
Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của con người về lịch sử ngôn ngữ

Bằng chứng khảo cổ 1,6 triệu năm tuổi thay đổi cái nhìn của con người về lịch sử ngôn ngữ

Nghiên cứu mới đã chỉ ra thời điểm người tiền sử bắt đầu trò chuyện.

Đăng ngày: 01/04/2024
Phát hiện tác phẩm nghệ thuật 9.000 năm tuổi bên cạnh dấu chân khủng long

Phát hiện tác phẩm nghệ thuật 9.000 năm tuổi bên cạnh dấu chân khủng long

Một nghiên cứu mới cho thấy cách đây 9.400 năm, những người săn bắn hái lượm ở vùng đất ngày nay là Brazil đã tạo ra hàng chục thiết kế nghệ thuật trên đá bên cạnh dấu chân hóa thạch của khủng long.

Đăng ngày: 30/03/2024
Công nghệ ADN giúp tái dựng gương mặt hoàng đế Trung Quốc thời Bắc Chu

Công nghệ ADN giúp tái dựng gương mặt hoàng đế Trung Quốc thời Bắc Chu

ADN cổ đại được phục hồi từ hài cốt của một hoàng đế Trung Quốc ở thế kỷ thứ VI, đã giúp tái dựng gương mặt của nhà lãnh đạo này.

Đăng ngày: 30/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News