Trung Quốc phát triển cá trắm cỏ không xương dăm

Các nhà khoa học tạo ra giống cá trắm cỏ mới chỉ có xương sống và xương sườn, giảm nguy cơ gây hóc, nghẹn khi ăn cá.

Xương cá mắc kẹt ở cổ họng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh phải tới khoa cấp cứu hoặc phòng khám ở các quốc gia châu Á. Để khắc phục vấn đề này, nhóm nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp Hoa Trung, Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, tạo ra một giống cá trắm cỏ mới không có xương dăm hay xương nằm giữa các cơ, ECNS hôm 20/3 đưa tin.

Trung Quốc phát triển cá trắm cỏ không xương dăm
Cá trắm cỏ trưởng thành. (Ảnh: Dezidor/Wikipedia)

Cá trắm cỏ là loại cá nước ngọt phổ biến ở châu Á, được hấp hoặc nướng để có món thịt mềm và thơm ngon. Tuy nhiên, chúng có nhiều xương nhỏ dễ mắc kẹt ở đường tiêu hóa trên của người ăn. Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi giáo sư Gao Zexia, quản lý phòng thí nghiệm nhân giống phân tử tại Đại học Ngư nghiệp thuộc Đại học Nông nghiệp Hoa Trung, khắc phục vấn đề này bằng cách phát triển giống cá mới.

Cá trắm cỏ trưởng thành thường có hơn 100 xương dăm. Trong khi đó, giống cá trắm cỏ mới không có xương dăm, chỉ có xương sống và xương sườn. Xương dăm, thực chất là các gân bị xương hóa trong cơ hoành, thường mảnh và nhọn. Nhiều loại cá nuôi phổ biến trên thế giới có xương dăm, nhất là những loại cá nước ngọt lớn như cá trắm cỏ, cá diếc bạc và cá tráp, được nuôi phổ biến ở Trung Quốc.

Chi phí nuôi thấp cộng với giá trị dinh dưỡng cao khiến cá trắm cỏ ăn thực vật trở thành loại cá được nuôi nhiều nhất Trung Quốc trong những năm qua. Năm 2022, sản lượng cá trắm cỏ hàng năm của Trung Quốc đạt 6 triệu tấn, chiếm 1/5 sản lượng cá nước ngọt của quốc gia này. Tuy nhiên, nhiều xương dăm là một nhược điểm.

Li Mingcheng, sinh viên tại Đại học Công nghệ và Khoa học Thực phẩm thuộc Đại học Nông nghiệp Hoa Trung, nếm thử giống cá không xương và cho biết, thịt cá mềm hơn. Giống cá mới cũng không bị giảm giá trị dinh dưỡng.

Gao nghiên cứu nuôi cá không xương dăm từ năm 2012, khi nhận bằng tiến sĩ. Sau hơn 10 năm nỗ lực, Gao cũng đồng nghiệp xác định được gene chủ chốt kiểm soát sự phát triển xương dăm ở cá và phát triển cá tráp không xương đầu tiên vào năm 2022.

Theo Gao, thường mất 2 - 3 thế hệ để phát triển giống cá 100% không xương. Thông qua quá trình sàng lọc liên tục, chỉ những cá thể không xương được sử dụng để nhân giống cho thế hệ tiếp theo. "Không có xương dăm thì không cần lo lắng khi ăn cá", Gao chia sẻ về động lực của mình.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ thống dù giúp máy bay gặp nạn hạ cánh an toàn

Hệ thống dù giúp máy bay gặp nạn hạ cánh an toàn

Từ khi đi vào hoạt động, hệ thống dù Cirrus Airframe đã giúp cứu sống 249 người trên những máy bay bị trục trặc động cơ hoặc gặp sự cố bất ngờ.

Đăng ngày: 13/03/2024
Nghiên cứu than sinh học cải tạo độ chua, mặn của đất

Nghiên cứu than sinh học cải tạo độ chua, mặn của đất

Than sinh học được nghiên cứu khá nhiều về cơ chế làm giảm nồng độ các kim loại nặng có trong nước, đất.

Đăng ngày: 11/03/2024
Có nên đi tiếp khi xe ô tô thủng lốp?

Có nên đi tiếp khi xe ô tô thủng lốp?

Hầu hết các tài xế đều khẳng định nếu ô tô thủng lốp không nên đi tiếp vì việc chạy ô tô với chiếc lốp thủng có thể khiến bánh xe hư hại.

Đăng ngày: 11/03/2024
Dùng rơm biến đất nhiễm mặn thành đất nông nghiệp màu mỡ

Dùng rơm biến đất nhiễm mặn thành đất nông nghiệp màu mỡ

Các nhà khoa học Trung Quốc phát minh phương pháp biến đất nhiễm mặn thành đất nông nghiệp màu mỡ trong bối cảnh Bắc Kinh thúc đẩy an ninh lương thực.

Đăng ngày: 03/03/2024
Biến bã cà phê, bã mía thành... chậu cây, bộ cờ

Biến bã cà phê, bã mía thành... chậu cây, bộ cờ

Những nguyên liệu tưởng chừng không còn giá trị sử dụng hoặc giá trị kinh tế thấp như bã mía, khoai lang... có thể trở thành nhựa sinh học

Đăng ngày: 27/02/2024
Tiến sĩ người Việt làm cảm biến phát hiện khí amoniac

Tiến sĩ người Việt làm cảm biến phát hiện khí amoniac

TS Nguyễn Chung cùng các cộng sự tại Australia đang nghiên cứu phát triển cảm biến siêu nhỏ có khả năng phát hiện khí amoniac trong hơi thở, cảnh báo các vấn đề về sức khỏe.

Đăng ngày: 25/02/2024
Học sinh Hong Kong chế tạo robot hình người nhỏ nhất thế giới

Học sinh Hong Kong chế tạo robot hình người nhỏ nhất thế giới

Nhóm học sinh Hong Kong chế tạo robot hình người cao 14,1 cm, có thể đi bằng hai chân và cử động tay, vai, hông, đầu gối.

Đăng ngày: 20/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News